CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG PVM

"Cuộc đời hôn lên tôi bằng nỗi đau thương và buộc tôi phải đáp lại bằng lời ca tiếng hát" R. TAGORE


Trang đồng tác giả:
http://www.phantichkinhte123.com



Email của PVM:
minhphamvan2008@gmail.com
PHẠM VĂN MINH

23 thg 8, 2011

QUẢN LÝ THỜI GIAN (kỳ 10)

Tiếp theo kỳ 9, chương sách hay về cách Thiết lập mục tiêu là đây:

Chương 11. Xóa bỏ hạn chế: Biết mình muốn gì

Cơ thể não bộ và tâm trạng như một âm thoa hoạt động hòa hợp. Thế nên, càng hòa hợp bản thân, ta càng có thiên hướng mạnh mẽ, càng khơi nguồn tri thức dồi dào và cảm xúc phong phú. Như thông tin được lọc qua tiềm thức, nó cũng có thể lọc những thông tin hoàn toàn thuộc về bên ngoài nếu ta ở trong trạng thái đủ khỏe khoắn để nhận thông tin ấy.

Một phần quan trọng của tiến trình này là biết bạn muốn gì. Tiềm thức liên tục xử lý thôn tin theo cách có thể đưa ta đến những hướng đặc biệt. Thậm chí, ngay cả trong tiềm thức, trí tuệ vẫn bóp méo, xóa bỏ và tổng hợp thông tin. Thế nên, trước khi trí óc có thể làm việc hiệu quả, ta nhất định phát triển nhận thức về kết quả ta mong đợi đạt tới. Maxwell gọi tiến trình này là điều khiển học thông qua tâm lý trong một cuốn sách nổi tiếng của ông có chung tựa đề. Khi trí tuệ có được mục tiêu rõ ràng, nó có thể tập trung, định hướng, tái tập trung và tái định hướng cho đến khi đạt được mục tiêu đã định. Nếu trí tuệ không có được mục tiêu rõ ràng, nguồn năng lực của nó sẽ bị lãng phí. Cũng giống một người với chiếc cưa sắt tuyệt vời nhất trên đời nhưng lại không biết tại sao mình đứng giữa rừng.

Sự khác biệt trong khả năng của con người trong việc khơi nguồn năng lực của cá nhân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mục tiêu của họ. Một nghiên cứu vào năm 1953 khảo sát các sinh viên đã ra trường của trường đại học Yale đã chứng minh quan điểm này. Những sinh viên ra trường này được phỏng vấn và được hỏi liệu họ có được những mục tiêu cụ thể rõ ràng hay không. Hãy viết một kế hoạch để đạt được những mục tiêu ấy. Chỉ có 3% có mục tiêu. Hai mươi năm sau, năm 1973, các nhà nghiên cứu quay trở lại và phỏng vấn những thành viên có thể nói là thành đạt trong lớp học đã tốt nghiệp năm 1953. Họ phát hiện ra rằng: 3% sinh viên có mục tiêu cụ thể nắm giữ một lượng tài chính bằng 97% những người còn lại cộng lại. Đúng là nghiên cứu này chỉ đánh giá sự phát triển tài chính mà thôi. Tuy nhiên, những nhà phỏng vấn cũng biết thêm rằng: trong những đánh giá chủ quan hơn như mức độ hạnh phúc và niêm vui, 3% số sinh viên ấy cũng nôi trội vì có mục tiêu rõ ràng. Đó chính là năng lực của việc đặt ra mục tiêu.

Chương này sẽ trình bày cách hiểu rõ mục tiêu, mơ ước, khát vọng của mình, cách cương quyết tập trung trí tuệ, nguồn lực và cách đạt được mục tiêu. Có bao giờ bạn cố hoàn tất một trò chơi xếp hình mà không nhìn thấy bức hình bạn phải xếp thành không? Đó chính là điều xảy ra khi ta cố chắp vá cuộc đời mình mà không biết được kết quả sẽ đi đến đâu. Khi biết kết quả cuối cùng, bạn sẽ cho não bộ một bức tranh rõ ràng về loại thông tin nào cần phải thu nhận thông qua hệ thống thần kinh. Đâu là thông tin cần ưu tiên nhất. Bạn sẽ cho nó những thông điệp rõ ràng nó cần để hoạt động hiệu quả.

“Chiến thắng bắt đầu ngay từ vạch xuất phát”.

Khuyết danh

Có những người (ai cũng có thể kể tên vài người trong số họ) dường như liên tục bị lạc trong đám sương mù đầy mơ hồ. Lúc trước đi ngả này, sau đó thấy rẽ sang ngả khác. Họ thử làm việc A, sau đó quay sang làm việc B. Lúc đầu thấy họ thẳng tiến, lát sau đã thấy họ đi về hướng ngược lại. Rắc rối của họ đơn giản thôi. Họ không biết mình cần gì. Ta không thể đạt được mục đích nếu ta không biết mục đích đó là gì.

Những gì bạn cần làm với chương này là mơ mộng. Nhưng điều cực kỳ quan trọng là bạn phải tập trung hoàn toàn vào giấc mơ của mình. Nếu chỉ đọc chương này, nó chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho bạn. Bạn cần ngồi vào bàn với cây viết và mảnh giấy (hoặc với một phần mềm xử lý văn bản) và coi chương này như một hội thảo nhằm thành lập mục tiêu gồm 12 bước.

Tìm một nơi thoải mái (một bàn viết ưa thích, hay một chiếc bàn hướng về phía ánh sáng mặt trời), một nơi dung dưỡng cho ý tưởng của bạn. Dành một giờ đồng hồ để biết mục tiêu của mình là gì, sức sáng tạo của mình đến đâu.

1. Ghi nhận mục tiêu bằng những từ ngữ tích cực: bạn muốn chuyện gì xảy ra. Thường thường, người ta xác định mục tiêu bằng những thứ họ không muốn có.

2. Tập trung mọi giác quan mô tả kết quả bạn muốn. Các giác quan càng hình dung ý tưởng của bạn một cách phong phú bao nhiêu, bạn càng tăng sức mạnh của não bộ tạo ra kết quả như bạn mong muốn bấy nhiêu. Cũng chắc chắn định một thời gian hoàn tất kết quả ấy một cách cụ thể.

3. Có một tiến trình rõ ràng. Biết bạn trông sẽ ra sao và cảm nhận thế nào, nghe thấy nhìn thấy điều gì ở thế giới bên ngoài sau khi bạn được kết quả như mong muốn. Nếu không biết sẽ được gì sau khi đạt được thành quả, rất có thể bạn đã hình dung được nó. Bạn sẽ thắng cuộc nhưng lại cảm giác như thua cuộc nếu không luôn giữ mục tiêu đó và nhớ về nó trong tâm trí.

4. Luôn chủ động. Kết quả bạn muốn nhất định phải được chính bạn khởi đầu và duy trì. Nó nhất định không phụ thuộc vào người khác. Hãy chắc chắn thành quả cuối cùng phản ánh những việc bạn có thể tác động một cách trực tiếp.

5. Xác định mục tiêu rõ ràng bằng cách tạo cho nó vẻ hấp dẫn và có âm thanh gây tiếng vang. Lập dự án cho tương lai xuất phát từ mục đích. Mục tiêu nhất định phải là mục tiêu mang lại lợi ích cho bạn và cho mọi người.

ĐẶT TIÊU CHÍ.

NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN

  • Cụ thể: Chính xác bạn muốn gì?
  • Những giác quan cảm nhận: Bạn cảm giác như thế nào? Bạn sẽ ngửi thấy gì? Bạn sẽ nếm thấy hương vị gì?
  • Tâm trạng bạn mong muốn: Bạn muốn gì? Điều gì hiện đang xảy ra? Đâu là sự khác biệt?
  • Tiến trình làm rõ: Bạn nhận ra thành quả của mình bằng cách nào?

Khi viết bản liệt kê của mình, có một vài thứ dường như bạn đã nghĩ về nó suốt nhiều năm trời. Có những thứ bạn chưa hề ý thức nó là một mong ước. Nhưng bạn cần phải có ý thức khi quyết định mình muốn gì, vì “biết mình muốn gì” sẽ quyết định “thứ mình có được”. Trước khi mơ ước thành hiện thực ở thế giới bên ngoài, nó nhất định phải có trong thế giới nội tâm của bạn trước đã. Có những sự kiện, khi bộc phát, không làm bạn ngạc nhiên bởi bạn đã có hình ảnh rõ ràng về nó trong tâm trí. Khi hình dung về mục tiêu, những mục tiêu ấy lập trình cho trí tuệ và thể chất của bạn hầu đạt tới mục tiêu ấy. Để vượt qua những giới hạn hiện tại, ta nhất định phải trải nghiệm trong tâm tưởng trước đã. Sau đó chuyện sẽ diễn tiến trong cuộc sống sau.

Hãy nghĩ về chương này khi làm tương tự với cuộc sống của bạn. Bạn đang chuẩn bị tạo ra một cuộc sống mới như mong muốn. Bình thường, bạn chỉ tiến bộ ở một mức độ nhất định. Nhưng trong tâm tưởng, hãy sẵn sàng dành thời gian tạo ra một thực tế tốt đẹp hơn những gì bạn đã trải nghiệm trong quá khứ. Sau đó bạn biến thực tại trong tâm tưởng thành thực tại ở thế giới bên ngoài.

1. Bắt đầu bằng cách kiến tạo mơ ước: Những thứ bạn muốn có, muốn làm, muốn trở thành và muốn chia sẻ. Hình dung những người, những cảm xúc, những nơi chốn bạn muốn xuất hiện trong cuộc sống của mình. Ngay bây giờ hãy ngồi vào bàn với bút và giấy. Bắt đầu viết. Quan trọng là phải hoàn toàn tập trung, luôn để cho cây viết di chuyển không ngừng lại trong ít nhất là từ 10-15 phút. Đừng cố xác định bạn phải làm sao để có những kết quả như vậy. Lúc này chỉ viết xuống thôi. Không nghĩ tới những giới hạn, rào cản nào hết. Viết tắt mỗi khi có thể, để bạn ngay lập tức viết sang những mục tiêu mới. Trong suốt thời gian đã định, không ngừng tay viết. Dành thời gian để viết về những mục đích có liên quan tới công việc gia đình và các mối quan hệ. Liên quan tới các trạng thái thể chất, tinh thần, xã hội, cảm xúc và vật chất… cảm giác hoàn toàn tự chủ. Hãy nhớ mọi thứ đều trong tầm tay bạn. “Nhận diện” kết quả chính là chìa khóa thứ nhất để đạt được những kết quả ấy.

Một điều quan trọng nữa trong việc đạt ra mục tiêu đó là hoàn toàn thoải mái. Hãy để tâm trí tự do. Giới hạn và rào cản chính là thứ bạn tạo ra cho mình. Chúng tồn tại ở đâ? Chỉ trong tâm tưởng mà thôi. Thế nên, mỗi khi bạn đặt ra rào cản giới hạn cho mình, hãy phá bỏ nó. Hình dung mình đang phá bỏ rào cản. Hình dung bạn như một tay đô vật, quật ngã đối phương trên võ đài. Làm tương tự với bất cứ rào cản và hạn chế nào đang cản trở bạn. Nắm lấy những niềm tin đang giới hạn bản thân và ném chúng ra ngoài võ đài. Ý thức về cảm xúc tại sao bạn có khi làm như vậy. Đó là bước một. Ngay bây giờ, hãy liệt kê ngay!

2. Bài thực hành thứ hai. Đối với từng mục trong bảng liệt kê, ước tính khi nào bạn sẽ đạt tới những mục tiêu ấy. Sáu tháng, một năm, hai năm, năm năm, 10 năm hay 20 năm. Làm như vậy rất hữu dụng để hình dung khung thời gian thực hành. Sau đó, ghi nhận từng mục tiêu trở thành quen thuộc như thế nào. Nếu mọi mục tiêu đều là ngắn hạn, bạn cần bắt đầu xem xét những khả năng tiềm ẩn và lâu dài hơn. Nếu mọi mục tiêu đều là dài hạn, bạn cần trước hết định ra một vài bước đi trong đời có thể dẫn bạn theo hướng bạn muốn tới. Một cuộc hành trình dài ngàn dặm cũng bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Điều quan trọng là phải ý thức và biết rõ cả về bước đầut iên cũng như bước cuối cùng.

3. Kế đến, hãy thử chỉ ra bốn mục tiêu quan trọng nhất cho bạn trong năm nay. Chọn ra những thứ bạn thấy hào hứng nhất, sẵn sàng làm nhất. Những thứ sẽ cho bạn sự thỏa mãn nhiều nhất. Hãy viết chúng ra. Kế đến hãy viết tại sao bạn nhất định phải đạt được những mục tiêu này. Viết rõ ràng, chính xác và với những từ ngữ tích cực. Viết tại sao bạn chắc chắn đạt tới những mục tiêu ấy. Tại sao chúng quan trọng. Nếu thấy có đủ lý do, bạn sẽ thấy mình có thể làm bất cứ thứ gì. Mục tiêu của hành động sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ hơn mục tiêu đang theo đuổi. Lý do hành động quan trọng hơn rất nhiều cách hành động. Nếu có một lý do chính đáng, bạn sẽ luôn tìm ra cách đạt tới ước mơ. Nếu có đủ lý do, bạn thực sự có thể làm bất cứ việc gì trên đời.

4. Bây giờ bạn đã có bảng danh sách những mục tiêu quan trọng, hãy xem xét chúng cùng với năm nguyên tắc hình thành mục tiêu. Những mục tiêu của bạn có tích cực không? Chúng có được cảm nhận bằng giác quan cụ thể không? Chúng có tiến trình rõ ràng không? Mô tả những gì bạn sẽ trải nghiệm khi giành được mục tiêu ấy. Hình dung rõ ràng hơn: bạn sẽ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận và ngửi thấy gì. Đồng thời hãy ghi nhận thêm: liệu bạn có thực hiện và duy trì những mục tiêu đó không? Chúng có đáng là điều bạn mong muốn cho mình và người khác không? Nếu những mục tiêu ấy vi phạm những điều kiện ở trên, hãy thay đổi cho phù hợp.

5. Tiếp theo, lập một bảng liệt kê những nguồn lực và khả năng quan trọng bạn đã có, để theo đuổi những mục tiêu đặt ra. Khi bắt đầu xây dựng một dự án, bạn cần biết mình cần có những công cụ gì. Để hình thành một mơ ước cho tương lai, bạn cũng làm tương tự. Thế nên hãy lập một danh sách những thứ bạn sẽ sử dụng để đạt tới mơ ước: tính cách, bạn bè, nguồn tài chính, nền giáo dục, thời gian, sức lực… tiếp tục với những điểm mạnh, kỹ năng, nguồn lực, và các công cụ thực hiện.

6. Khi hoàn tất, tập trung vào những thời điểm trong quá khứ bạn đã sử dụng nguồn lực khéo léo nhất. Liệt kê từ ban đến năm lần trong đời từng thành công tuyệt đối. Hãy viết về những kỷ niệm ấy. Bạn đã làm gì để thành công như vậy. Những phẩm chất và nguồn lực nào bạn đã sử dụng hữu hiệu. Đồng thời cũng viết về hoàn cảnh tạo nên thành công.

7. Sau khi hoàn tất, mô tả mẫu người bạn phải trở thành nếu muốn đạt đến mục tiêu của mình. Liệu chặng đường đến với mục tiêu cần rất nhiều tính kỷ luật hay cần một nền kiến thức rộng lớn? Hoặc cần phải sắp xếp thời gian hợp lý? Ví dụ, nếu muốn trở thành một lãnh tụ của dân chúng, người nhất định tạo ra sự khác biệt, hãy hình dung loại người nào sẽ được người dân bầu chọn, và loại người nào thực sự có khả năng ảnh hưởng đến quần chúng ở quy mô sâu rộng.

Ta từng nghe nói nhiều về thành công. Nhưng ta ít khi nghe nói về những thành tố tạo nên thành công. Thái độ, niềm tin và hành vi cùng góp tay vào quá trình tạo ra thành công ấy. Nếu không hiểu rõ các thành tố này, ta sẽ thấy khó khăn khi phải tập trung nguồn lực. Bây giờ ngưng mọi việc, viết một vài đoạn văn hoặc một trang giấy về những tính cách, kỹ năng, thái độ, niềm tin, các nguyên tắc kỷ luật bạn cần để có thể đạt tới tất cả những gì bạn khát vọng. Dành thời gian để làm việc này.

8. Kế đến, trong một vài đoạn văn, hãy viết những gì cản trở bạn ngay lúc này không cho bạn đạt tới điều bạn muốn. Một cách để vượt qua hạn chế và rào cản bạn tự tạo ra cho mình đó là biết chính xác về chúng. Khảo sát tỉ mỉ tính cách của bạn để tìm hiểu xem điều gì hạn chế bạn, không cho bạn thực hiện tiến trình, điều mình muốn. Ai cũng có cách tự tạo hạn chết cho mình, khiến những chiến lược, kế hoạch của mình phải thất bại. Nhưng bằng cách nhận biết những dòng suy tưởng đã dựng nên rào cản trong quá khứ, ta có thể thay đổi dòng suy tưởng ấy.

Ta biết mình muốn gì. Nhưng tại sao ta muốn nó? Ai sẽ giúp ta và rất nhiều những điều khác nữa. Nhưng thành tố quan trọng cuối cùng quyết định ta có thành công trong việc đạt tới những mục tiêu của mình hay không chính là hành động. Để dẫn dắt hành động, ta nhất định lập kế hoạch gồm nhiều bước.

Đâu là những hành động cần thiết bạn nhất định phải theo đuổi đến cùng, để có được kết quả như mong muốn? Nếu không chắc chắn, tìm một người có thể học hỏi và bắt chước. Một người đã đạt được những thứ như bạn muốn. Bạn cần bắt đầu với kết quả cuối cùng, sau đó đi ngược lại, từng bước một. Nếu một trong những mục tiêu chính của bạn là độc lập về tài chính, bước trước đó có thể là: làm giám đốc công ty của chính mình. Bước trước nữa có thể là phó giám đốc hoặc một nhân viên quan trọng. Bước khác có thể là tìm một tư vấn đầu tư sáng suốt hoặc một luật sư chuyên về thuế giúp bạn sử dụng đồng tiền hiệu quả. Quan trọng là bạn tiếp tục cho tới khi bạn tìm thấy thứ bạn có thể làm ngay ngày hôm nay, để hỗ trợ cho việc đạt tới mục tiêu. Có thể ngày hôm nay bạn sẽ đi mở một tài khoản hoặc mua một cuốn sách dạy bạn một số chiến lược tài chính của những người thành đạt tại Mỹ. Nếu không chắc chắn về kế hoạch của mình như thế nào, hãy tự hỏi: ngay bây giờ, điều gì ngăn trở bạn có được thứ bạn muốn. Câu trả lời cho câu hỏi ấy sẽ là điều bạn cần giải quyết ngay để thay đổi. Việc giải quyết rắc rối ấy sẽ trở thành một mục tiêu phụ, hoặc nền tảng để đạt đến những mục tiêu lớn hơn.

9. Ngay bây giờ, dành thời gian cho bốn mục tiêu chính. Soạn bản thảo đầu tiên cho một kế hoạch, một trong những tiến trình dành mục tiêu. Tự hỏi: trước tiên, ta phải làm gì để đạt tới mục tiêu này? Hoặc điều gì ngăn trở ta không có nó ngay bây giờ. Ta làm gì để thay đổi tình thế? Chắc chắn, kế hoạch của bạn có thể la điều bạn có thể làm ngay ngày hôm nay.

Tới đây chúng ta đã hoàn tất phần thứ nhất của công thức đạt tới thành công tối thượng. Bạn đã hoàn toàn biết mục tiêu của mình là gì. Bạn đã để ra những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Bạn cũng đã hiểu rõ khía cạnh nào trong tính cách hỗ trợ và khía cạnh nào cản trở bạn có được điều bạn muốn. Ngay bây giờ, hãy đề ra một chiến lược để đạt tới mục tiêu.

Đâu là cách chắc chắn nhất để đạt tới tinh hoa? Đó là cách học hỏi bắt chước một người đã từng làm điều bạn muốn làm.

10. Bắt đầu với những tấm gương sáng. Họ có thể là những người đã đi qua đời bạn hoặc những người nổi tiếng đã đạt tới những thành công vĩ đại. Viết tên từ ba đến năm người đạt tới những thứ bạn đang muốn có. Viết một vài từ cụ thể về phẩm chất và hành động họ làm khiến họ thành công. Sau khi hoàn tất, nhắm mắt hình dung trong giây lát, tưởng tượng những người ấy sẽ cho bạn lời khuyên về việc làm thế nào để đạt mục tiêu của bạn một cách tốt nhất. Viết một ý tưởng chính mỗi người sẽ cho bạn nếu như nếu như người ấy trực tiếp nói chuyện với bạn. Có thể đó là cách làm thế nào tránh những rào cản hoặc vượt qua những giới hạn của bản thân. Hoặc đâu là điểm cần lưu tâm. Hoặc đâu là điều cần tìm kiếm. Chỉ việc hình dung họ đang nói chuyện với bạn, và viết dưới dòng tên của họ ý tưởng tự tìm đến với bạn về việc bạn nghĩ từng người sẽ nói gì. Dù không trực tiếp quen biết họ, nhưng qua tiến trình này, họ cũng sẽ là những nhà tư vấn tuyệt hảo để giúp bạn hoạch định tương lai.

Adnan Khashoggi bắt chước Rockefeller. Ông muốn giàu có, thành một doanh nhân thành đạt. Thế nên, ông bắt chước một người đã làm việc ông đang muốn làm. Steven Speilberg bắt chước những người làm việc tại hãng phim Universal Studios, thậm chí trước khi ông được chính thức làm việc cho hãng phim này. Thực ra, những ai từng thành công to lớn đều đã bắt chước, hoặc có một người thầy, hoặc những người chỉ giáo dẫn đường cho họ đi theo hướng đúng.

Lúc này, bạn đã có một hình ảnh trong tâm tưởng về nơi bạn muốn tới. Bạn có thể tiết kiệm thời gian và sức lực cũng như tránh không đi vào vết xe đổ của những người sai lầm bằng cách noi gương những người đã thành công. Ai trong cuộc đời bạn có thể đóng vai trò là những tấm gương sáng? Bạn có thể tìm họ trong đám bạn bè, người thân, những nguyên thủ quốc gia, và những người nổi tiếng. Nếu bạn không biết đâu là gương sáng cho mình, bạn phải đặt tiêu chí tìm hiểu và tìm ra những người như vậy.

Điều bạn đang làm là gửi những thông điệp cho não bộ hình thành những mục tiêu chính xác, rõ ràng. Mục tiêu giống như nam châm. Chúng có thể biến nhiều mơ ước thành sự thật. Chương sáu đã trình bày cách não bộ dẫn dụ những cơ quan cảm nhận tăng cường những hình ảnh tích cực và cho ta thấy ảnh hưởng ghê gớm của những hình ảnh tiêu cực. Hãy áp dụng những kiến thức ấy cho mục tiêu của bạn.

11. Thật tuyệt vời nếu có đủ các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, sẽ còn tuyệt vời hơn nếu như bạn có thể đoán được những mục tiêu ấy mang những ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Hãy kiến ạo một ngày lý tưởng. Những người xung quanh sẽ tham gia vào những việc gì? Bạn sẽ làm gì? Ngày ấy sẽ bắt đầu như thế nào? Bạn sẽ đi đâu? Bạn sẽ ở đâu? Hãy luôn hình dung như vậy từ khi bạn thức dậy cho tới khi bạn đi ngủ. Môi trường nào đang vây quanh bạn? Bạn cảm giác ra sao khi lên giường ngủ vào cuối một ngày hoàn hảo? Với bút giấy, mô tả ngày ấy một cách chi tiết. Hãy nhớ: mọi thành quả hành động và thực tại ta cảm nhận bắt đầu từ sự sáng tạo trí não của chúng ta. Thế nên hãy tạo ra ngày của bạn theo cách như bạn hằng mơ ước.

12. Đôi khi ta quên rằng những ước mơ chẳng phải ở đâu xa xôi. Chúng ta quên rằng bước đầu tiên đến với thành công là cho bản thân một môi trường nuôi dưỡng óc sáng tạo, giúp ta là bất cứ ai ta muốn.

13. Cuối cùng, hãy kiến tạo một môi trường hoàn thiện cho mình. Hãy chú ý đến ý nghĩa của địa điểm. Hãy để cho tâm trí bạn được thoải mái. Không có giới hạn rào cản. Những gì bạn muốn là những gì bạn thực hiện. Nên nhớ: suy nghĩ như đế vương. Thiết kế một môi trường khai thác hết mọi tiềm năng của bạn. Bạn muốn ở đâu: trong rừng, ngoài biển hay trong văn phòng? Những công cụ nào bạn sẽ có: khung giấy vẽ, màu nước, âm nhạc, một máy tính hay một máy điện thoại? Những ai có thể hỗ trợ cho bạn, ở bên bạn, để chắc chắn bạn thành đạt và sáng tạo những gì bạn mong ước có trong cuộc sống của mình?

Nếu không có hình ảnh rõ ràng về ngày lý tưởng, bạn sẽ không có cơ hội tạo ra nó. Nếu không biết môi trường lý tưởng là gì, lam thế nào bạn tạo ra nó được? Làm thế nào bạn đạt được mục tiêu nếu bạn thậm chí không biết được mục tiêu ấy là gì? Hãy nhớ: não bộ cần những tín hiệu trực tiếp, rõ ràng về những gì nó muốn đạt tới. Trí tuệ có nguồn năng lực cho bạn mọi thứ bạn muốn. Nhưng nó chỉ làm được như vậy nếu như nó có được những tín hiệu tập trung, mãnh liệt, sáng sủa và rõ ràng.

“Suy nghĩ là việc khó nhất trên đời.

Đó có lẽ là lý do hiếm người hoàn toàn nhập tâm suy nghĩ”.

Henry Ford

Ngay lúc này hãy tận dụng năng lực cá nhân, dành thời gian định ra con đường đi đúng đắn cho mình và bắt buộc hoàn tất đầy đủ những bài thực hành trên. Người ta nói trên đời chỉ có hai điều đau khổ: đau khi phải tuân theo cuộc sống kỷ luật và đau khi hối tiếc. Nhưng đau khi phải tuân theo kỷ luật là một phần, còn nỗi đau do hối tiếc lớn gấp cả trăm lần. Bạn sẽ phấn khởi với những gì mình giành được khi áp dụng mười hai nguyên tắc nói trên. Hãy tuân theo những nguyên tắc ấy vì chính bản thân bạn.

Cũng vậy, điều quan trọng là thường xuyên xem xét lại những mục tiêu mình đề ra. Có đôi khi, ta thay đổi nhưng mục tiêu vẫn giữ nguyên, bởi ta không bao giờ quên chúng nếu vẫn muốn một lúc nào đó trong cuộc đời mình sẽ dành được chúng. Mỗi tháng lại chỉnh sửa những mục tiêu của mình cho phù hợp và hệ thống. Mỗi năm một lần hoặc cứ mỗi sáu tháng lại xem xét lại. Một trong những việc làm hữu dụng là viết nhật ký. Việt nhật ký mỗi ngày là một tài liệu ghi chép liên tục về tiến trình và mục tiêu trong cuộc đời. Nhật ký rất hữu dụng cho việc xem xét, nhìn nhận lại bước đường đã qua. Nghiền ngẫm về cuộc đời bạn để thấy nó phát triển như thế nào và bạn trưởng thành ra sao. Nếu cuộc đời bạn là đáng sống, nó cũng đáng được ghi nhận đầy đủ.

“Nếu không có ước mơ, loài người sẽ đi đến chỗ diệt vong”.

Proverbs 29:18

Lúc này đây bạn nên làm một việc sau cùng: liệt kê những thứ trước đây bạn đã từng coi là mục tiêu – những điều xảy ra trong ngày lý tưởng. Liệt kê các hoạt động và những con người trong cuộc đời, bạn hàm ơn nhiều nhất. Liệt kê những nguồn lực hiện bạn đang có. Tôi gọi đó là cuốn nhật ký hàm ơn. Đôi khi con người chỉ nghĩ tới những gì mình muốn. Họ không biết trân trọng hoặc tận dụng những gì vì họ đã có. Bước thứ nhất để tiến tới mục tiêu là nhìn nhận xem bạn có những gì. Biết ơn vì mình có chúng. Tận dụng chúng để đạt được những thành tựu trong tương lai. Ai cũng có cách cải thiện cuộc sống mình. Việc đạt được những giấc mơ to lớn nhất trên đời bắt đầu từ ngày hôm nay. Mỗi đường đi nước bước được cân nhắc kỹ càng đều có thể đưa bạn đi theo con đường đúng. Shakespeare có lần viết: “Hành động là lời nói hùng hồn nhất”. Ngay hôm nay, một hành động sẽ đưa bạn tới những thành quả to lớn trong đời.

7 nhận xét:

doraemon25 nói...

Ế, xuất bản hồi nào mà giờ em mới thấy vậy ta...
Để đi làm về đọc :D

xubom nói...

em cam on thay nhieu lam. Thay oi gia su thay la tam guong sang ma em lua chon thi thay se noi nhu the nao a! Em chua di lam chua la mot giao vien de cong hien nhung muc tieu hien tai cua em la soan nhung bai giao an that hay va khoa hoc giup cho hoc sinh hieu nhung no khong may moc, qua rap khuon va cung nhac nhu ngay xua em hoc.de den luc em co viec lam thi em se ung dung no. hii

PHẠM VĂN MINH nói...

Từ từ em à, muốn soạn được một cái gì hay ho thì cũng phải qua thử thách xem nó có phù hợp với học sinh của mình không đã.

Ngay từ đầu, chẳng ai đủ giỏi để đưa ra một bài giáo án hay và ấn tượng cả, tất cả phải được "thử lửa". Cải tiến theo thời gian và theo hoàn cảnh như vậy mới tốt được.

Chúc em thành công.

PHẠM VĂN MINH nói...

Từ từ em à, muốn soạn được một cái gì hay ho thì cũng phải qua thử thách xem nó có phù hợp với học sinh của mình không đã.

Ngay từ đầu, chẳng ai đủ giỏi để đưa ra một bài giáo án hay và ấn tượng cả, tất cả phải được "thử lửa". Cải tiến theo thời gian và theo hoàn cảnh như vậy mới tốt được.

Chúc em thành công.

cuirieng nói...

Hàng nóng: Đánh Thức Nguồn Năng Lực Vô Hạn của Anthony Robbins ( audio)
http://www.mediafire.com/?yinjtu4axi1uj

Nam Huân nói...

Thưa thầy, thầy có ebook cuốn Đánh Thức Nguồn Năng Lực Vô Hạn không ạ :D Nếu có, thầy có thể chia sẻ không ạ. Em cảm ơn thầy.

PHẠM VĂN MINH nói...

Chào em, hiện tại thầy không có Ebook cuốn này, hôm trước thầy chỉ mới đánh có 1 chương liên quan đến vấn đề QLTG mà thôi. Không biết khi nào có thời gian để đánh tiếp nữa vì dạo này thầy bận nhiều việc. Em thông cảm nhé.

Chúc em mọi điều tốt lành.