CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG PVM

"Cuộc đời hôn lên tôi bằng nỗi đau thương và buộc tôi phải đáp lại bằng lời ca tiếng hát" R. TAGORE


Trang đồng tác giả:
http://www.phantichkinhte123.com



Email của PVM:
minhphamvan2008@gmail.com
PHẠM VĂN MINH

6 thg 3, 2013

PHÁT TRIỂN LÒNG TỰ TIN VÀ TẠO ẢNH HƯỞNG BẰNG DIỄN THUYẾT (Kỳ CUỐI: C10, 11 & 12)


http://www.opinionanything.com/App_Themes/MainTheme/OpinionPics/51e3be0b-0fe6-4bd4-b947-45f005ec1e2b.jpeg


Chương 10. CÁCH NÓI SAO CHO DỄ HIỂU



(Các kỳ trước: xem tại đây)
Một vị giám mục người Anh danh tiếng, trong Thế Chiến Thứ Nhất, đã thuyết trình cho một số binh lính thất học ở Trại Upton. Họ đang trên đường ra chiến hào; nhưng rất ít ai trong nhóm hiểu rõ được tại sao họ được phải tới đó. Tôi biết điều đó: tôi đã hỏi họ. Thế nhưng vị Giá mục lại nói cho họ về “tình hữu nghị quốc tế”, và “Serbia có quyền được hưởng một vị trí nổi bật.” Sao lại thế, phân nữa binh lính này chẳng biết liệu Serbia là một thị trấn hay là một thứ bệnh. Nếu xét về mặt hiệu quả, có lẽ ông ta nên trình bày một bài tán dương đầy ấn tượng về thuyết Tinh vân thì hơn. Tuy thế, không một binh sĩ nào bỏ đi khi ông ta đang nói: quân cảnh mang súng lục đã trụ ở mọi lối ra để phòng ngừa điều đó xảy ra.

Tôi không muốn tỏ ra coi thường vị giám mục. Trước một nhóm người sống tập thể lẽ ra ông phải tỏ ra hùng hồn; nhưng ông đã thất bại trước những người lình này, và đã thất bại thê thảm: ông không hiểu thính giả của mình, và ông cũng chẳng biết mục đích chính xác của bài nói chuyện của mình hoặc cách thức đạt mục đích đó.

Chúng ta có
ý nói gì khi đề cập tới mục đích của một bài diễn văn? Chỉ như vậy thôi: mọi bài diễn văn, cho dù diễn giả có nhận ra được hay không, đều có một trong bốn mục tiêu chính. Vậy chúng là gì?

1.      Để làm sáng tỏ một điều gì đó.

2.      Để tạo ấn tượng và sức thuyết phục.

3.      Để dẫn tới hành động.

4.      Để giải trí.

Chúng ta hãy minh họa những mục tiêu ấy qua một loạt ví dụ cụ thể.

Lincoln, vốn ít nhiều cũng luôn quan tâm tới cơ học, có lần đã phát minh và được cấp bằng sáng chế một thiết bị dùng để cẩu tàu bè mắc cạn ra khỏi các cồn cát ngầm và những vật cản khác. Ông đã làm việc trong một xưởng cơ khí gần văn phòng luật sư của ông để chế tạo mẫu thiết bị của ông. Cho dù cuối cùng thiết bị ấy là vô tích sự, ông vẫn kiên định tin vào khả năng của nó. Khi bạn bè tới văn phòng của ông để quan sát mẫu vật đó, ông vẫn dồn hết tâm trí để giải thích. Mục đích chính của những giải thích này là làm sáng sủa.

Khi ông trình bày bài diễn văn bất hủ ở Gettysburg, khi ông đọc bài diễn văn nhậm chức lần thứ nhất và thứ nhì, và khi Henry Clay qua đời, Lincoln đọc bài tán dương cuộc đời của ông ta – trong tất cả những dịp này, mục đích chính của Lincoln là gây ấn tượng và sức thuyết phục. Tất nhiên, ông phải làm sáng tỏ trước khi ông có thể thuyết phục; nhưng, trong những trường hợp này, tính sáng sủa lại không phải là mối quan tâm của ông.

Trong các bài diễn văn nói cho bồi thẩm đoàn, ông cố dành được những quyết định thuận lợi. Trong các bài diễn văn về chính trị, ông cố dành được nhiều phiếu. Mục đích của ông, khi đó, chính là hành động.

Hai năm trước khi đắc cử tổng thống, Lincoln, soạn một bài diễn văn về các phát minh. Mục đích của ông là giải trí. Hoặc ít ra, đó cũng phải là mục đích của ông; nhưng rõ ràng ông đã không thành công cho lắm. Sự nghiệp làm diễn giả bình dân của ông quả là một thất vọng. Tại một thị trấn nọ, chẳng một ai tới nghe ông nói cả.

Nhưng ông lại thành công và ông đã thành công vẻ vang trong các bài diễn văn khác mà tôi đã đề cập. Vì sao thế? Vì, trong những trường hợp này, ông biết rõ mục tiêu của mình và ông cũng nhận rõ cách thức để đạt mục tiêu đó. Ông biết mình sẽ đi đâu và tới đó bằng cách nào. Và do nhiều diễn giả không biết điều đó nên họ thường luẩn quẩn và rơi vào chỗ thất bại.

Ví dụ: có lần tôi thấy một nghị sị bị la ó, huýt sao và buộc phải rời sân khấu của Trường đua ngựa cũ ở New York, vì ông – chắc hẳn là vô thức, nhưng còn vì thiếu khôn ngoan 0 đã chọn tính sáng sủa làm mục tiêu. Lúc đó đang là thời chiến. Ông nói cho thính giả về nước Mỹ đang chuẩn bị ra sao. Dân chúng đâu có muốn được giáo huấn. Họ muốn được thư giãn. Họ kiên nhẫn và lịch thiệp nghe ông nói được mười phút, rồi một khắc với niềm hy vọng bài diễn văn sớm kết thúc. Nhưng sự thể lại không thế. Ông tiếp tục nói dông dài; hết kiên nhẫn, thính giả đã hết chịu nổi thêm nữa. Một số người bắt đầu la ó, những người khác hùa theo. Trong giây lát, hàng ngàn người huýt sáo và la ó. Diễn giả, cho dù có lì cách mấy cũng chẳng thấy khó mà tiếp tục được. Chính ông đã khuấy động họ. Một trận chiến đã diễn ra. Sự mất kiên nhẫn của họ đã trào dâng thành phản đối của họ mỗi lúc mỗi dữ dội hơn. Con giông tố phản đối của họ mỗi lúc mỗi dữ dội hơn. Cuối cùng, tiếng gầm thét và sự giận dữ phản đối đã đánh chìm mọi lời nói của ông và ông đành bỏ cuộc, chấp nhận thất bại.

Hãy nhìn gương đó của ông ta để biết cách nắm vững mục tiêu. Hãy khôn ngoan lựa chọn nó trước khi khởi sự soạn bài diễn văn. Hãy tiến hành thật khôn khéo và khoa học.



Dùng những so sánh để tăng tính sáng sủa

Khi bàn về tính sáng sủa: chớ đánh giá thấp tầm quan trọng và mức khó khăn của nó. Đã có lần tôi nghe một thi sĩ Ireland đọc các bài cả ông. Khi được phân nửa thời gian thì không tới mười phần trăm thính giả hiểu là ông đang nói gì.

Khi tôi bàn bạc những điều thiết yếu của thuật nói trước công chúng với Oliver Lodge, một người đã từng thuyết giảng ở các trường đại học và trước công chúng suốt bốn mươi năm, ông nhấn mạnh về tầm quan trọng, thứ nhất, thuộc về kiến thức và sự chuẩn bị; thứ nhì, thuộc về những “cất công để trình bày sáng sủa.”

Đại tướng Von Moltke, khi cuộc chiến Pháp-Thổ bùng nổ, đã nói với các sĩ quan: “Thưa quý bạn, xin hãy nhớ rắng bất cứ mệnh lệnh nào có thể bị hiểu lầm, đều sẽ bị hiểu lầm.”

Napoleon cũng thừa nhận cùng một nguy cơ đó. Chỉ thị được nhấn mạnh nhất và thường được lập lại cho các bộ trưởng của ông là như sau: “Hãy rõ ràng! Hãy rõ ràng!”

Khi các môn đồ hỏi Đức Kitô tại sao ngài đã dùng dụ ngôn để giảng dạy cho dân chúng, ngài đã trả lời: “vì họ nhìn, mà không nhìn; nghe, mà không nghe; không hiểu.”

Vậy khi nói về một đề tài lạ cho một hay nhiều thính giả, bạn có thể hy vọng họ sẽ có khả năng hiểu được bạn tốt hơn dân chúng hiểu Đức Kitô không?

Khó lòng lắm. Vậy chúng ta có thể làm gì? Đức Kitô đã làm gì khi ngài đương đầu với một hoàn cảnh tương tự? Ngài đã giải quyết một cách hết sức đơn giản và tự nhiên: ngài mô tả những gì dân chúng chưa hiểu bằng cách liên kết chúng với những gì họ đã hiểu rõ. Nước Trời… giống như cái gì? Làm sao những người dân quê thất học vùng Palestine có thể hiểu được? Do vậy Đức Kitôtô đã mô tả Nước Trời qua việc dùng những đồ vật và hoạt động mà dân chúng đã thực sự quen thuộc:

Nước trời giúp như nắm men mà phụ nữ kia lấy để vùi vào ba đấu bột cho tới khi tất cả bột dạy men.

Rồi, Nước Trời giống như một thương gia đi tìm ngọc quý…

Rồi, Nước Trời giống như chiếc lưới thả xuống biển…

Những thứ đó thật rõ ràng; dân chúng có thể hiểu. Các bà nội trợ trong nhóm thính giả hàng tuần vẫn dùng men; hàng ngày các ngư dân vẫn thả lưới xuống biển; các thương gia vẫn buôn bán ngọc.

Và vua David đã làm sáng tỏ sự chăm sóc và lòng nhân hậu thương yêu của Jehovah thế nào?

Chúa là mục tử tôi, tôi sẽ không còn thiếu thốn chi. Người cho tôi nằm nghỉ nơi đồng cỏ xanh rì. Người dẫn tôi đến nguồn nước trong mát…

Những bãi chăn xanh rờn trong đất nước hầu như cằn cỗi đó… nguồn nước trong mát nơi chiên cừu có thể uống – những con người sống bằng nghề chăn thú đều có thể hiểu.

Đây là một ví dụ khá ấn tượng và hơi buồn cười về công dụng của nguyên tắc này: một số nhà truyền giáo dịch Kinh thánh sang thổ ngữ của một bộ tộc sinh sống gần đường xích đạo ở châu Phi. Các ngài dịch tới câu: “Cho dù tội của các ngươi có đỏ tươi, chúng cũng sẽ trở nên trắng như tuyết.” Các ngài phải dịch ra sao? Theo từng chữ chăng? Thật vô nghĩa và ngớ ngẩn lắm. Dân bản xứ chưa bao giờ xúc dọn tuyết ở vỉa hè vào một buổi sáng tháng hai bao giờ.

Thậm chí họ cũng chẳng có từ để chỉ tuyết. Họ cũng chẳng phân biệt giữa tuyết và nhựa than đá; nhưng nhiều lần họ đã trèo lên cây dừa và rung cho rớt vài trái để ăn trưa; do đó các vị truyền giáo đã liên kết cái chưa biết với cái đã biết, và đã đổi câu kinh thánh đó như sau: “Cho dù tội của các ngươi có đỏ tươi, chúng cũng sẽ trở nên trắng như cùi dừa.”

Trong những tình huống như thế, cải thiện được như thế kể là đã khó, phải không nào?

Tại trường Sư phạm Warrensburg, Missouri, có lần tôi đã nghe một giảng viên nói về Alaska. Ông đã thất bại không thể trình bày rõ ràng hoặc thú vị ở nhiều chỗ, vì, không như các vị truyền giáo châu Phi, ông đã không lưu ý tới việc phải nói về những cái mà thính giả của ông đã biết. Ví dụ, ông nói cho chúng tôi rằng Alaska có tổng diện tích 590,804 dặm vuông, và dân số là 64,356 người.

Nửa triệu dặm vuông – có nghĩa là gì đối với một người trung bình? Rất ít. Anh ta đâu có quen với việc suy nghĩ bằng những dặm vuông. Chúng chẳng gợi lên một hình ảnh nào trong tâm trí của họ. Họ chẳng hiểu liệu nửa triệu dặm vuông có xấp xỉ kích cỡ của Main hay Texas hay không. Giả dụ diễn giả đã nói rằng đường ven biển của Alaska và các đảo của nó thì dài hơn quãng đường chạy quanh trái đất, và diện tích của nó thì lớn hơn diện tích của Vermont, New Hampshire, Maine, Massachusetts, Rhode Island, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Delaware, Maryland, West Virginia, North Carolina, South Carolin, Georgia, Florida, Mississippi vàvà Tennessee. Làm như thế có phải giúp mọi người có được một khả năng khá rõ về diện tích của Alaska không?

Ông ta nói dân số là 64,356 người. Sự thường thì trong số mười người không có lấy một người là nhớ các con số điều tra dân số trong năm phút. Vì sao? Vì việc nói nhanh “Sáu mươi tư ngàn, ba trăm, năm mươi sáu” không tạo nên một ấn tượng nào rõ rệt. Nó chỉ để lại một ấn tượng lờ mờ, bồng bềnh, giống như những chữ viết trên cát ở bãi biển. Sẽ tốt hơn biết mấy nếu như nêu số liệu điều tra dân số bằng những gì mà thính giả đã rất quen thuộc? Ví dụ: St. Joseph thì không cách xa thị trấn Missouri nhỏ bé nơi thính giả sống. Nhiều người trong số họ đã tới St. Joseph; và, lúc đó Alaska có dân số ít hơn St. Joseph mười ngàn người. Còn tốt hơn nữa, tại sao không nói về Alaska dựa theo chính thị trấn nơi bạn đang diễn thuyết? Phải chăng diễn giả sẽ trình bày sáng sủa hơn nhiều nếu như ông ta nói: “Alaska rộng gấp tám lần bang Missouri; thế nhưng nó chỉ có số dân nhiều gấp mười ba lần so với số  người sống ngay tại Warrensburg này”?

Trong các minh họa sau đây, cái nào rõ hơn, phát biểu a hay b?

(a).     Tinh tú gần chúng ta nhất cách xa đây ba mươi lăm nghìn tỷ dặm.

(b).    Một chiếc xe lửa với tốc độ một dặm một phút sẽ tới được vì sao gần chúng ta nhất trong vòng bốn mươi tám triệu năm; nếu một bài ca được hát lên tại đó và âm của nó có thể vang tới đây thì sẽ mất ba triệu, tám trăm ngàn năm thì chúng ta mới nghe thấy. Còn tơ nhện kéo từ đây tới đó sẽ cân nặng năm trăm tấn.

(a).     Đền thánh Peter, ngôi thánh đường lớn nhất thế giới, dài 232 mét, và rộng 110 mét.

(b).    Nó có kích cỡ của hai tòa nhà như Capitol ở Washington chồng lên nhau.

Oliver Lodge đã vui vẻ sử dụng phương pháp này khi giải thích kích cỡ và bản chất các nguyên tử cho một số thính giả bình dân. Tôi đã nghe ông nói với thính giả châu Âu rằng số nguyên tử trong một giọt nước thì cũng nhiều như số giọt nước ở Địa Trung Hải. Và để làm cho đề tài trở nên quen thuộc hơn, ông nói rằng số nguyên tử trong một giọt nước thì cũng nhều như những lá cỏ trên toàn trái đất.

Từ nay hãy sử dụng nguyên tắc này trong các bài diễn văn của bạn. Nếu bạn đang diễn tả đại kim tự tháp, trước tiên hãy nói cho thính giả là nó rộng 137 mét, rồi hãy nói cho họ là nó cao bao nhiều bằng cách đem so nó với một tòa nhà nào đó mà thính giả vẫn thường thấy. Hãy nói cho họ là đáy của nó có thể che phủ bao nhiêu dãy phố. Đừng nói là dung lượng của nó có thể chứa được bao nhiêu ngàn lít chất này hoặc bao nhiêu trăm ngàn thùng chất nọ mà không nói là nó lớn gấp bao nhiêu lần kích cỡ căn phòng nơi bạn đang diễn thuyết. Thay vì nói cao hơn sáu mét, tại sao bạn không nói là nó cao gấp rưỡi cái trần nhà này. Thay vì nói về khoảng cách theo sải hoặc dặm, mà không nói là xa bằng từ đây tới nhà ga liên hiệp, hoặc tới đường này đường nọ, như vậy chẳng rõ hơn sao?



Tránh các thuật ngữ kỹ thuật

Nếu bạn làm nghề kỹ thuật – nếu bạn là một luật sự, một y sĩ, một kỹ sư, hoặc trong ngành kinh doanh chuyên môn cao – khi nói với người ngoài ngành của bạn, hãy thận trọng gấp đôi để diễn đạt bằng những từ ngữ đơn giản và dưa ra các chi tiết cần thiết.

Tôi nói là hãy thận trọng gấp đôi, vì, tôi đã từng nghe hàng trăm bài diễn văn thất bại về chính điểm này. Các diễn giả có vẻ hoàn toàn không ý thức gì về sự thiếu hiểu biết của đại chúng về các chuyên ngành. Như vậy chuyện gì đã xảy ra? Họ cứ tiếp tục lan man về các ý tưởng cũng như các thuật ngữ chuyên ngành của họ trong khi thính giả cảm thấy thật xa lạ.

Đúng ra họ phải làm như thế nào? Họ nên đọc và chú ý tới lời khuyên sau đây do cây viết điêu luyện của cựu thượng nghị sĩ Beveridge bang Indiana:

Nên lấy chuẩn là một trong những thính giả kém nhất để diễn đạt sao cho họ hiểu. Cách tốt nhất là thử nói với một em bé nào đó đi theo cha mẹ của em.

Bí quyết để đạt tính sáng tạo của Lincoln

Lincoln luôn mong sao đưa ra một lời tuyên bố thật sáng sủa cho mọi người. Trong thông điệp đầu tiên gởi Quốc hội, ông đã sử dụng cụm từ “bọc đường.” Defrees, chủ nhà in, cũng là bạn thân của Lincoln, đã đề nghị dùng từ khác Lincoln đã trả lời, “Được, Defrees à, nếu ông nghĩ rằng sẽ có lúc người ta không hiểu từ “bọc đường” nghĩa là gì, tôi sẽ thay đổi; bằng không thì, theo tôi chúng ta sẽ cứ để như vậy.”

Đã có lần ông giải thích cho Tiến sĩ Gulliver, hiệu trưởng trường Đại học Knox, việc ông bắt đầu “đam mê” thứ ngôn ngữ đơn giản ra sao, khi ông diễn đạt nó:

Trong các hồi ức đầu đời, tôi nhớ là khi còn nhỏ, tôi thường bực mình biết chừng nào khi có một ai nói điều gì mà tôi không hiểu được. Ngoài ra tôi chẳng hề tức bực vì một chuyện gì khác trên đời. Sự việc đó luôn làm xáo trộn tâm trí của tôi, và nó cứ làm tôi bực suốt ngày. Tôi vẫn còn nhớ một lần nọ tôi đi vào phòng ngù sau khi nghe những người hàng xóm nói chuyện với cha tôi, để rồi suốt đêm đó tôi cứ đi tớ đi lui để cố hiểu cho ra ý nghĩa của một số câu nói của họ mà tôi cho là tối nghĩa. Khi phải làm thế thì dù tôi có cố gắng cách mấy, tôi vẫn không thể ngủ được, trước khi tôi hiểu được nó. Và khi tôi nghĩ rằng mình đã hiểu được nó thì tôi lại không hài lòng trước khi tôi lập đi lập lại nhiều lần, trước khi tôi diễn đạt nó bằng một ngôn ngữ trong sáng mà tôi cho rằng bất cứ cậu bé nào nghe tôi nói đều có thể hiểu được. Đây là một loại đam mê đối với tôi, và từ đó tôi vẫn bị tác động.”

Một đam mê? Đúng, phải lên tới mức đó, vì Mentor Graham, hiệu trưởng trường New Salem, đã xác nhận: “Tôi biết Lincoln từng nghiên cứu nhiều giờ để tìm ra cách tốt nhất trong ba cách để diễn đạt một ý tưởng.”

Một nguyên do quá phổ biến nói lên lý do vì sao diễn giả không làm cho người ta hiểu điều họ nói, là: điều mà họ muốn diễn tả thì chẳng rõ ràng gì, thậm chí đối với cả chính bản thân họ. Những ấn tượng mờ mịt! Những ý tưởng không rõ và mơ hồ!


Lôi cuốn thị giác

Thần kinh dẫn từ mắt tới não, như chúng ta đã thấy ở trong chương Bốn, thì lớn hơn thần kinh dẫn từ tai tới não nhiều lần; và khoa học cho chúng ta biết rằng chúng ta chú ý tới những khêu gợi mắt nhiều gấp hai mươi lăm lần những khêu gợi tai.

Tục ngữ Trung Quốc có câu, “Trăm nghe không bằng một thấy.”

Ta hãy xem bài viết của John H. Patterson nói về vấn đề này:

Tôi cho rằng người ta không chỉ dựa vào bài diễn văn để làm cho thính giả hiểu hoặc gây và duy trì sự chú ý. Cần phải bổ sung hình ảnh nhằm gây ấn tượng. Bất cứ khi nào có thể, tốt hơn ta nên bổ sung bằng hình ảnh cho thấy đường hướng đúng và đường hướng sai; biểu đồ mang tính thuyết phục hơn lời lẽ suông, và hình ảnh mang lại tính thuyết phục hơn biểu đồ. Sự trình bày lý tưởng là sự trình bày mà trong đó mọi phần phục được minh họa bằng hình ảnh và trong đó các từ ngữ được dùng để nối kết chúng lại. Tôi đã sớm nhận ra rằng khi giao tiếp với con người, thì hình ảnh còn đáng giá hơn bất cứ điều gì.

Dĩ nhiên, không phải mọi đề tài hoặc mọi dịp đều thích hợp với các vật minh họa và hình vẽ; nhưng chúng ta hãy sử dụng chúng khi nào có thể. Chúng thu hút sự chú ý, kích thích sự ham thích và thường làm cho ý nghĩa mà chúng ta muốn diễn đạt trở nên sáng sủa gấp đôi.


Nêu lại các ý quan trọng bằng những từ khác

Napoleon tuyên bố sự lập lại là một nguyên tắc thiết yếu duy nhất của thuật hùng biện. Ông biết rằng vì một ý tưởng rõ ràng đối với ông thì không hẳn luôn được người khác hiểu ngay. Ông biết rằng cần phải có thời gian và trí óc cần phải được tập trung, khi đó người ta mới hiểu rõ được các ý tưởng mới. Tóm lại, ông biết rằng các ý tưởng mới cần phải được lập lại. Nhưng không phải bằng cùng những từ ngữ cũ. Vì nếu làm như thế, chắc hẳn thính giả sẽ nhàm chán. Nhưng trong khi lập lại chúng ta cố sử dụng từ mới để thính giả không hề coi đó là một sự lập lại đơn điệu.

Chúng ta hãy đưa ra một ví dụ điển hình:

Bạn không thể làm cho người ta hiểu được một đề tài, nếu chính bạn không hiểu đề tài đó. Trí não bạn càng thấu hiểu đề tài bao nhiêu, bạn càng có thể trình bày một cách rõ ràng bấy nhiêu cho người khác.

Câu sau ở đây chỉ là một sự phát biểu lại ý tưởng chứa đựng trong câu trước; nhưng khi những câu này được nói lên, trí não chúng ta không có thời gian để nhận thấy đó là một sự lập lại. Trí não của chúng ta chỉ cảm nhận rằng đề tài đã trở nên rõ hơn.


Hãy sử dụng những minh họa tổng quát và các trường hợp cụ thể

Một trong những cách chắc chắn và dễ dàng nhất để làm cho các điểm trình bày của bạn được sáng sủa là hỗ trợ chúng bằng những minh họa tổng quát và các trường hợp cụ thể. Vậy giữa hai cái đó có gì khác biệt? Một, như từ này ám chỉ, mang tính tổng quát; còn cái kia mang tính riêng biệt.

Chúng ta sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể để minh họa cho sự khác biệt này cũng như để nói lên công dụng của từng cái. Giả dụ chúng ta đưa ra một phát biểu sang đây: “Có những nhà chuyên nghiệp kiếm được các khoản tiền lớn không thể tưởng được.”

Lời phát biểu này có rõ ràng lắm không? Bạn có thể hiểu rõ diễn giả thực sự muốn nói gì không? Không, và chính diễn giả cũng không thể nắm chắc rằng một lời khẳng định như thế sẽ gợi được gì nơi người khác. Nó có thể làm cho một bác sĩ miền quê thuộc vùng núi Ozark nghĩ tới một ông bác sĩ tại một thành phố nhỏ với mức thu nhập là năm ngàn. Nó cũng có thể làm cho một kỹ sư mỏ thành công nghĩ về những người cùng nghề với ông ta chỉ kiếm được một trăm ngàn một năm. Lời phát biểu đó, nhưng trong trường hợp này, thì hoàn toàn mơ hồ và mông lung. Nó cần phải chặt chẽ, rõ ràng hơn. Diễn giả cần cung cấp thêm chi tiết làm sáng tỏ để thính giả có thể biết rõ ông muốn đề cập tới nghề nào và ông muốn ngụ ý gì khi ông nói “lớn không thể tưởng được.”

Có những luật sư, những võ sĩ quyền anh, những nhà soạn nhạc, những nhà viết tiểu thuyết, những nhà viết kịch, những nhà in, những diễn viên và ca sĩ còn kiếm được nhiều tiền hơn Tổng thống Mỹ.

Giờ đây, qua phát biểu này phải chăng chúng ta có thể hiểu những gì diễn giả muốn nói một cách minh bạch hơn rất nhiều? Tuy nhiên, diễn giả vẫn chưa cá biệt hóa ý tưởng của mình. Ông mới đưa ra các minh họa tổng quát, chứ không phải những trường hợp cá biệt. Ông nói tới “những ca sĩ”, chứ ông ta chưa nói tới Rosa Ponselle, Kirsten Flagstad, hoặc Lily Pons.

Do vậy lời phát biểu vẫn còn ít nhiều mơ hồ. Chúng ta không thể nhớ lại các trường hợp cụ thể nào minh họa cho lời phát biểu đó. Chẳng lẽ diễn giả lại không làm như thế sao? Ý tưởng của ông lại chẳng rõ ràng, sáng sủa hơn nếu như ông ta trưng dụng các ví dụ cụ thể - như được thực hiện trong đoạn sau đây hay sao?

Samuel Untermeyer và Max Steuer là những quan tòa giỏi và họ kiếm được cả triệu mỹ kim một năm. Rồi chúng ta cũng biết rằng thu nhập hàng năm của Jack Dempsey lên đến nửa triệu mỹ kim. Joe Louis, võ sĩ quyền anh da màu trẻ trung, vô học, thế mà mới ở tuổi đôi mươi, đã kiếm được hơn nửa triệu mỹ kim. Sidney Kingsley nhận được tiền bản quyền tác giả cho các vở kịch của ông ta là mười ngàn mỹ kim một tuần. H. G. Wells thừa nhận rằng việc viết lách của ông giúp ông kiếm được đến ba triệu mỹ kim. Số tiền Diego Rivera kiếm được từ các bức họa của ông lên tới trên nửa triệu mỹ kim trong vòng một năm trời. Catharine Cornell liên tục khước từ đóng phim với mức chi trả năm ngàn mỹ kim một tuần.

Vậy, đoạn văn trên chẳng mang lại cho chúng ta một ý tưởng vô cùng rõ ràng và sống động về tính chính xác những gì diễn giả muốn truyền đạt sao?

Hãy cụ thể. Hãy rõ ràng. Hãy cá biệt. Và đặc tính rõ ràng hay không chỉ tạo ra sự sáng sủa mà còn tạo ra ấn tượng, thuyết phục và thú vị nữa.


Đừng tranh đua với sơn dương

Giáo sư William James, trong một bài diễn văn cho giáo viên, đã ngừng lại để nhận xét rằng chúng ta chỉ có thể đưa ra một điểm trong  một bài diễn thuyết, và bài diễn thuyết mà ông đề cập đến thì kéo dài một tiếng đồng hồ. Vẫy mà mới đây tôi nghe một diễn giả, được yêu cầu giới hạn phát biểu trong vòng ba phút theo đồng hồ bấm giờ, lên tiếng rằng ông muốn chúng tôi tập trung vào mười điểm. Như vậy mười sáu giây rưỡi cho từng khía cạnh của đề tài! Dường như không thể tin nổi một người thông minh lại cố làm cái chuyện ngớ ngẩn rành rành như thế, phải không các bạn? Quả thật, tôi đang trích dẫn một trường hợp thái quá; nhưng khuynh hướng phạm lỗi theo kiểu đó, nếu không muốn nói là tới mức độ đó, gây bất lợi cho hầu hết diễn giả mới vào nghề. Ông ta cũng giống như một hướng dẫn viên cho đoàn thám hiểm Cook muốn đưa du khách đi xem khắp kinh thành Paris trong vòng một ngày rưỡi. Làm điều đó thì cũng giống như người ta có thể rảo qua viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ trong ba mươi phút đồng hồ. Nhưng làm thế thì có chi là sáng sủa hoặc hứng thú. Rất nhiều bài diễn thuyết không được rõ ràng chỉ vì diễn giả có ý định lập kỷ lục thế giới về số vấn đề được đề cập trong một khoảng thời gian quy định. Ông ta nhảy từ điểm này qua điểm nọ mau và nhanh như một chú sơn dương.

Đa phần các bài diễn văn cần phải ngắn gọn, do vậy bạn hãy liệu gió bó buồm. Vị dụ, nếu bạn sắp nói về Công đoàn, đứng có cố nói trong ba hoặc sáu phút về những chuyện nào là tại sao Công đoàn được ra đời, các phương pháp Công đoàn thường sử dụng, những thành quả mà Công đoàn đã gặt hái được, những điều dở mà Công đoàn đã làm và nào là cách thức giải quyết những tranh tụng trong ngành công nghiệp. Đừng, chớ làm thế; nếu bạn làm như vậy, chẳng ai sẽ có được một khái niệm rõ ràng về những gì bạn đã nói. Toàn bộ sẽ là một mớ lộn xộn, một cảnh mờ nhạt, một đề cương quá sơ sài.

Chẳng thà chỉ đề cập tới từng khía cạnh của Công đoàn, và trình bày cho thỏa đáng và có kèm theo minh họa thì có phải là khôn khéo hơn không? Diễn văn loại đó gây ra một ấn tượng duy nhất. Đó là sự sáng sủa, dễ nghe, và dễ nhớ.

Tuy nhiên, nếu bạn buộc phải đề cập tới vài khía cạnh của một chủ đề, bạn nên tóm lược ngắn gọn ở phần kết.


Tóm lược

1.      Làm cho bài diễn văn được sáng sủa là điều hết sức quan trọng và khó khăn. Đức Kitô đã tuyên bố rằng ngài phải giảng dạy bằng dụ ngôn, “Vì họ (những người nghe ngài) xem, mà không xem; và nghe, mà không nghe; không hiểu.”

2.      Đức Kitô đã làm cho điều chưa được biết đến được trở nên sáng sủa bằng cách dùng cái ai cũng biết để diễn đạt. Ngài liên kết Nước Trời với men, với lưới thả xuống biển, với thương gia mua ngọc quý. “Hãy đi, và làm như thế.”

3.      Hãy tránh dùng các thuật ngữ chuyên ngành khi bạn diễn thuyết cho một khối thính giả bình dân, không chuyên. Hãy theo phương cách của Lincoln là đưa ý tưởng của bạn vào một thứ ngôn ngữ đủ đơn giản để bất cứ cậu bé hay cô bé nào cũng hiểu được.

4.      Phải nắm chắc rằng điều bạn muốn nói tới trước tiên phải rõ ràng như ánh dương giữa trưa ngay trong tâm trí của bạn.

5.      Hãy lôi cuốn thị giác. Hãy sử dụng các vật trưng bày, bức tranh, các minh họa khi có thể. Phải rõ ràng, cụ thể. Đứng nói “chó” nếu bạn muốn nói tới “một chú chó săn cáo và lặp lại ý tưởng cho khéo, đừng để thính giả phát hiện.

6.      Hãy nêu lại các ý tưởng chính; nhưng không lập lại y chang, chớ sử dụng cùng một cụm từ hai lần. Nên đa dàng hóa các câu nói và lặp lại ý tưởng cho khéo, đừng để thính giả phát hiện.

7.      Hãy làm cho những phát biểu mang tính trừu tượng của bạn trở nên trong sáng bằng cách phụ họa thêm các minh họa tổng quát – và tốt hơn – bằng những ví dụ cá biệt và các trường hợp cụ thể.

8.      Đừng cố đề cập tới quá nhiều điểm. Trong một bài diễn văn, chúng ta không thể bàn thấu đáo nhiếu khía cạnh của một chủ đề lớn.

9.      Hãy kết bằng một bản tóm gọn các điểm chính.


Chương 11. CÁCH THU HÚT THÍNH GIẢ


Trang sách bạn đang đọc lúc này, trang giấy mà bạn đang nhìn vào – thì rất ư tầm thường, phải không nào? Bạn đã từng thấy vô vàn những trang sách như thế. Nó có vẻ tẻ nhạt và vô vị quá; nhưng nếu tôi nói cho bạn một sự kiện lạ về nó, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm ngay. Hãy cùng xem! Trang giấy này dường như là một vật đặt như bạn thấy nó vào lúc này. Nhưng, trong thực tế, nó giống như cái mạng nhện hơn là một vật thể đặt. Nhà vật lý học cho rằng nó được câu tạo bởi các nguyên tử. Và một nguyên tử thì nhỏ cỡ nào? Chúng ta đã được biết ở chương 10 rằng số nguyên tử trong một giọt nước thì nhiều như số giọt nước trong Địa Trung Hải hoặc như số lá cỏ trên toàn thế giới. Và các nguyên tử tạo nên giấy này được cấu tạo bởi những gì? Những vật nhỏ hơn được gọi là các electron và proton. Những electron này đều xoay quanh proton trung tâm của nguyên tử, cách xa nó, nói theo kiểu so sánh, như mặt trăng cách mặt trời. Và chúng đang lơ lửng chuyển động qua các quỹ đạo của chúng, những electron của vũ trụ nhỏ xíu này, với tốc độ phi thường xấp xỉ mười ngàn dặm một giây. Do vậy, từ khi bạn bắt đầu đọc chính câu này, thì những electron cấu tạo nên tờ giấy mà bạn đang cầm đã chuyển động một đoạn đường tương đương với đoạn đường giữa New York và Tokyo.
Và mới hai phút trước đây bạn có thể nghĩ là tờ giấy tờ này nằm in, buồn tẻ và không hoạt động; nhưng, trong thực tế, nó lại là một trong những bí ẩn của Thương đế. Nó quả là một cơn lốc năng lượng thực sự.

Lúc này nếu bạn quan tâm tới nó, ấy là vì bạn đã biết được một sự kiện mới là về nó. Ở đó có một trong những bí quyết làm cho người ta thú vị. Đó là một chân lý đầy ý nghĩa, một chân lý mà chúng ta phải tận dụng trong cuộc giao dịch thường nhật. Cái hoàn toàn mơi thì không hấp dẫn, và cái cũ mèm thì chẳng có hấp dẫn gì. Chúng ta muốn nghe một cái gì mới về cái cũ. Ví dụ, bạn không thể làm cho một bác nông dân ở Illinois quan tâm khi bạn mô tả nhà thờ chính ở Bourges, hoặc bức danh họa Mona Lisa. Chúng quá mới mẻ đối với ông ta, chẳng có quan hệ gì với những mối quan tâm cũ của ông ta. Nhưng bạn có thể làm cho ông ta hứng thú bằng cách kể cho ông ta chuyện nông dân Hà Lan canh tác đất thấp hơn mực nước biển và đào mương làm cho hàng rào và xây cầu làm cổng. Bác nông dần Illinois của bạn sẽ há hốc miệng để nghe bạn kể về các nông gia Hà Lan nuôi bò trong cùng mái nhà của gia đình, và đôi khi các chú bò dòm qua những tấm màn ren để nhìn những hạt tuyết đang đập vào ô cửa. Bác ta đã rành về bò và hàng giậu – bạn thấy không, những quan điểm mới về những cái cũ. “Màn ren! Cho một hàng bò!” bác ta sẽ thốt lên: “Mình sẽ bị la ó cho mà xem!” Nhưng rồi bác sẽ kể lại câu chuyện đó cho bạn bè.

Đây là một câu chuyện khác nữa. Khi đọc, bạn hãy xem coi nó có làm cho bạn thích thú không. Nếu có, bạn biết vì sao không?


Axit Sulphuric tác động bạn ra sao

Hầu hết đều được đong đo bằng panh, lít, galông hoặc thùng. Chúng ta thường nói tới bao nhiều lít rượ, galông sữa, và thùng mật đường. Khi một miếng dầu mới được khám phá, chúng ta thường nói tới sản lượng của nó được bao nhiêu thùng một ngày. Tuy nhiên, có một chất lỏng được sản xuất và tiêu thụ với những số lượng lớn đến độ đơn vị đo lường phải tính băng ton. Đó là axit sulphuric.

Nó tác động tới bạn trong chính sách thường nhật bằng rất nhiều cách. Nếu không có axit sulphuric, xe hơi của bạn sẽ chết máy, và bản sẽ phải trở về “thời kỳ xe bò, xe ngựa” vì axit sulphuric được sử dụng rất rộng rãi trong quy trình lọc dầu. Thiếu nó, bạn chẳng còn điện chiếu sáng văn phòng, rọi sáng bàn ăn của bạn, và cho bạn thấy đường đi ngủ vào ban đêm.

Khi bạn thức giấc vào buổi sáng và bạn mở nước để tắm, bạn dùng tới chiếc vòi mạ kền, vốn cần axit sulphuric để chế tạo. Để hoàn chỉnh cái bồn tráng men của bạn cũng cần tới nó. Xà bông mà b ạn dùng có thể được làm từ dầu mỡ và dầu nhớt được xử lý bằng axit này… Khăn mặt của bạn làm quen với bạn trước khi bạn làm quen với nó. Sợi trong bàn chải tóc của bạn cũng cần tới nó, và cây lược celluloid của bạn không thể được chế tạo nếu không có nó. Dao cạo của bạn, sau khi được tôi, rõ ràng cũng phải được ngâm trong axit sulphuric.

Bạn mặc đồ lót; bạn cài nút quần áo ngoài. Bác thợ nhuộm, nhà sản xuất thuốc nhuộm và chính bác thợ nhuộm đều sử dụng nó. Thợ làm nút thấy cũng cần axit này để hoàn tất những chiếc nút quần áo của bạn. Thợ thuộc da sử dụng axit sulphuric trong quá trình làm da giày, và rồi khi chúng ta muốn đánh bóng giày chúng ta cũng cần tới nó.

Bạn xuống lầu để dùng điểm tâm. Chiếc tách và cái đĩa, nếu không phải là màu trắng trơn, chẳng có thể ra đời nếu thiếu axit này. Nó được sử dụng để sản xuất ra lớp mạ và các phẩm màu trang trí khác nữa. Muỗng, dao và xiên cũng được ngâm trong axit sulphuric, nếu chúng ta muốn mạ bạc chúng.

Lúa mì dùng làm bánh mì của bạn tăng trưởng được là nhờ sử dụng phân lân đòi hỏi phải có axit này để sản xuất. Nếu bạn dùng bánh ngọt và xi rô kiều mạch, thì xi rô của bạn cũng cần tới nó.

Và như thế suốt một ngày, tác động của nó sẽ ảnh hưởng tới bạn trong mọi diễn biến. Dù đi đâu, bạn cũng không thể né tránh ảh của nó. Do vậy dường như khó có khả năng là axit1 này, thiết yếu đối với nhân loại như thế, lại hoàn toàn xa lạ đối với người trung bình … Nhưng sự thể lại như thế đó.


Ba điều thú vị nhất trên đời

Bạn cho chúng là gì – ba đề tài thú vị nhất trên đời? Tình dục, của cải và tôn giáo. Nhờ cái đầu tiên mà chúng ta có thể tạo ra sự sống, nhờ cái thứ hai chúng ta duy trì sự sống và nhờ cái thứ ba chúng ta hy vọng tiếp tục sự sống trong thế giới tương lai.

Nhưng phải chăng tình dục của chúng ta, của cải của chúng ta, tôn giáo của chúng ta làm chúng ta quan tâm? Những mối quan tâm của chúng ta vây kín cái tôi của chính chúng ta.

Chúng ta đâu để ý tới bài nói chuyện về cách thức làm di chúc ở Peru; nhưng chúng ta có thể quan tâm tới bài nói chuyện, có tựa là: cách thức làm di chúc của chúng ta. Chúng ta chẳng buồn lưu tâm tới – có lẽ, ngoại trừ do tò mò - Ấn giáo, nhưng chúng ta lại hết sức quan tâm tới tôn giáo bảo đảm cho chúng ta nguồn hạnh phục bất tận trong thế giới mai này.

Khi được hỏi về cái gì làm cho con người quan tâm, Northcliffe đã trả lời chỉ bằng một từ - và từ đó là “chính họ”. Northcliffe ắt phải biết rõ vì ông là chủ báo giàu có nhất nước Anh.

Bạn muốn biết bạn thuộc về loại người nào không? Và giờ đây chúng ta đang đề cập tới một chủ đề thú vị. Chúng ta đang nói về chính bạn. Đây là cách giúp bạn cầm chiếc gương đề nhìn vào cái tôi đích thực của bạn, và nhìn bạn theo góc cạnh con người thực của bạn. Hãy theo dõi những mộng tưởng của bạn! Chúng ta muốn nói gì khi đề cập tới mộng tưởng? Hãy đề Giáo sư Jame Harvey Robinson giải đáp.

Đối với bản thân thì trong suốt những khoảnh khắc thực tỉnh, tất cả chúng ta có vẻ như lúc nào cũng suy tư, và hầu hết chúng ta đều biết rõ rằng chúng ta tiếp tục suy nghĩ trong khi chúng ta đang ngủ nữa, thậm chí còn điên rồ hơn khi tỉnh thực. Khi không còn bị một vấn đề thực tiễn ngắt quãng, chúng ta thường vướng bận vào cái mà giờ đây chúng ta gọi là mộng tưởng. Đây là loại tư duy bộc phát và được chúng ta hâm mộ. Chúng ta để cho ý tưởng của chúng ta di theo lộ trình riêng của chúng ta và lộ trình này được xác định bởi những niềm hy vọng và nỗi sợ của chúng ta, những khát vọng bộc phát của chúng ta, sự mãn nguyện cũng như sự hụt hẫng của chúng ta, bởi tình yêu, nỗi ghét và căm phẫn của chúng ta. Không có gì thú vị đối với chúng ta cho bằng chính chúng ta. Mọi tư tưởng hơn kém không được kiểm soát và điều khiển kỹ lưỡng sẽ tất nhiên vây bọc lấy Cái Tôi yêu quý. Thật thú vị và lâm ly khi quan sát xu hướng này nơi chính chúng ta và nơi tha nhân. Chúng ta có xu hướng thật lịch thiệp và hào hoa làm ngơ trước sự thật này, nhưng nếu chúng ta dám nghĩ tới nó, nó sẽ rực sáng lên như mặt trời chính ngọ.

Những mộng tưởng của chúng ta tạo nên chỉ số chính yếu về tính tình cơ bản của chúng ta. Chúng là sự phản ảnh bản chất của chúng ta khi bị đổi thay bởi những kinh nghiệm thường mang tính tiềm ẩn và bị lãng quên… Mộng tưởng chắc hẳn tác động tơi mọi suy đoán của chúng ta theo xu hướng trường tồn để vươn tới sự tự tán dương và tự biện minh, vốn là những mối bận tâm chính của mộng tưởng.

Do vẫy hãy nhớ những người mà bạn sẽ diễn thuyết thường sử dụng hầu hết thời gian của họ vào việc nghĩ về chính họ, biện minh cho chính họ và tôn vinh chính họ khi họ không phải bận tâm tới những vấn đề nội trợ, việc làm hoặc kinh doanh. Nên nhớ rằng một người trung bình sẽ quan tâm hơn tới việc làm men nấu ăn hơn là việc nước Ý thanh toán nợ cho nước Mỹ. Anh ta cũng để ý tới một lưỡi dao cạo cùn hơn là tới một cuộc cách mạng ở Nam Mỹ. Cơn đau răng riêng của một phụ nữ sẽ làm cho ta chị đau hơn một vụ động đất ở châu Á cướp đi hàng nửa triệu sinh mạng. Chị ta sẽ lắng nghe bạn nói một điều gì đó tốt đẹp về chị ta hơn là nghe bạn thảo luận về mười người đàn ông vĩ đại trong lịch sử.


Cách để trở thành một người có tài ăn nói

Lý do tại sao nhiều người trở thành người không có tài nói chuyện là vì họ chỉ nói về những điều làm cho họ quan tâm. Điều đó quả hết sức chán chường đối với người khác. Hãy đảo ngược một quy trình. Hãy hướng người khác nói về sở thích của họ, việc làm ăn của họ, điểm chơi gôn của họ, thành công của họ - hoặc, nếu là một bà mẹ, con cái của bà ta. Bạn hãy làm điều đó và chăm chú lắng nghe rồi bạn sẽ làm cho họ được hài lòng; từ đó bạn sẽ được xem là một người có tài ăn nói – cho dù bạn nói rất ít.

Harold Dwight ở Philadelphia đã có một bài diễn văn thành công lạ thường tại một buổi yến tiệc đánh dấu ngày mãn khóa học về thuật nói trước công chúng. Ông đã tuần tự nói về từng người ngồi quanh bàn tiệc, ông nói về phong cách ăn nói của một người khi mới tham gia khóa học, rồi anh ta đã tiến bộ ra sao; ông cũng gợi lại những bài diễn văn mà một số thành viên đã thực hiện, đề tài họ đã thảo luận; ông nhái lại một số người, phóng đại những nét cá biệt của họ, và ông đã làm cho mọi người tươi cười vui vẻ và hài lòng. Với nội dung như vậy, ông không thể thất bại được. Đó là điều hết sức lý tưởng. Dưới bầu trời xanh này, chẳng có chủ đề nào khác có thể làm cho nhóm người đó thú vị như thế.


Một ý tưởng đã chinh phục hai triệu độc giả

Vài năm trước đây, Tạp Chí Mỹ đã phát đạt đến kinh ngạc. Số phát hành hăng tăng vọt của nó đã trở thành một trong những chấn động trong làng xuất bản. Bí quyết? Bí quyết chính là John MỘT. Siddall và các tư tưởng của ông ta. Lần đầu tiên khi tôi gặp Siddall thì ông đảm trách chuyện mục “môi trường nhà ngoài phố” của tạp chí xuất bản định kỳ. Trước đó tôi có viết vài bài cho ông ta; và một ngày nọ ông ngồi xuống và nói với tôi một lúc rất lâu:

“Con người quả là ích kỷ,” ông nói, “Chủ yếu họ chỉ quan tâm tới bản thân họ. Họ chẳng mấy quan tâm tới việc liệu chính quyền nên làm chủ ngành đường sắt hay không; nhưng họ muốn biết cách để được hơn người, cách tăng lương và cách duy trì sức khỏe. Nếu tôi là chủ bút tạp chí này,” ông nói tiếp, “tôi sẽ nói cho độc giả cách chăm sóc răng, cách tắm rửa, cách giữ cho mát mẻ trong mùa hè, cách đạt được một địa vị, cách xử thế với nhân viên, cách mua nhà, cách nhớ, cách tránh lỗi ngữ pháp, và vân vân. Con người luôn quan tâm tới những câu chuyện liên quan tới con người, do vậy tôi muốn nhờ một người giàu có nào đó nói về cách ông ta kiếm tiền được cả bạc triệu trong dịch vụ bất động sản. Tôi cũng muốn nhờ những ông chủ ngân hàng và chủ tịch các tổng công ty kể chuyện về cách thức họ đã phấn đấu vươn lên từ các tầng lớp xã hội tới quyền lực và sự giàu sang.”

Sau đó chăng bao lâu, Siddall được chọn làm chủ bút. Khi đó tạp chí có số phát hành thật khiêm tốn, và kể là thất bại. Nhưng Siddall đã làm đúng những gì ông muốn. Và kết quả? Thật ngoài sức tưởng tượng. Số phát hành tăng lên hai ngàn, ba, bốn, nửa triệu… Đây chính là cái công chúng muốn. Chẳng bao lâu cả triệu người cùng lên tới hai triệu. Tạp chí cũng không dừng bước tại đó, và tiếp tục tăng trưởng trong nhiều năm. Siddall đã thu hút được những mối quan tâm vị kỷ của các độc giả.


Loại nội dung diễn văn luôn thu hút sự chú ý

Bạn có thể làm cho người ta chán nếu bạn nói về các sự việc và các tư tưởng, nhưng bạn khó có thể thất bại để thu hút sự chú ý của họ khi bạn nói về con người. Ngày mai sẽ có hàng triệu triệu mẫu đàm thoại trôi nổi trên hàng rào sân sau của đất Mỹ, trên bàn trà và bàn ăn 0 và những mẫu đàm thoại nào sẽ được lưu tâm nổi bật nhất? Những chỉ trích cá nhân. Ông ta đã nói điều này. Bà nọ đã làm điều kia. Tôi thấy bà ta làm điều này, điều kia và điều khác nữa. Ông ta đang kiếm được một “món bở,” và vân vân.

Tôi đã diễn thuyết tại nhiều cuộc họp mặt của học sinh tại Mỹ và Canada; và tôi sớm rút ra được kinh nghiệm là muốn thu hút các em tôi phải kể cho các em những câu chuyện về con người. Ngày khi tôi nói tới những điều chung chung hoặc đề cập tới những ý tưởng trừu tượng, Johnny bắt đầu ngọ ngoạy không chịu ngồi yên, Tommy nhăn mặt chọc ghẹo bạn, Billy quăng đồ ra lối đi.


Hãy cụ thể

Trước đây tác giả, trong cùng khóa học về thuật nói trước công chúng, đã thụ giáo cho một vị Tiến sĩ Triết và một anh chàng hăng tiết vịt ba mươi năm trước đã trải qua thời trai trẻ trong Hải quân Anh. Học giả lịch lãm là một giáo sư đại học; bạn cùng lớp của ông ta vốn từ muôn trùng xa cách đến đây lại là một chủ nhân của một cơ sở vận chuyển nhỏ. Kể cũng lạ, những bài diễn thuyết của ông chủ cơ sở vận chuyển trong suốt khóa học lại thu hút được thính giả bình dân tốt hơn những bài diễn thuyết của vị giáo sư đại học. Vì sao? Tuy vị giáo sư dùng những lời hoa mỹ, kèm theo một phong cách hết sức văn hóa và tao nhã, lập luận hợp lý và sáng sủa; nhưng những bài diễn văn của ông thiếu một điều thiết yếu, tính cụ thể. Chúng quá mơ hồ, quá khái quát. Trái lại, ông chủ của cơ sở vận chuyển bắt đầu đi ngay vào đề. Ông ta trình bày vấn đề rõ ràng và cụ thể. Đặc điểm này, đi kèm với tình hùng hồn và cách dùng từ mới mẻ của ông đã làm cho các bài diễn văn của ông rất hấp dẫn.

Tôi nêu trường hợp này ra đây, không có nó tiêu biểu cho các vị giáo sư đại học hoặc những ông chủ cơ sở vận chuyển, nhưng vì nó minh họa cho lực thu hút sự chú ý của thính giả - bất kể trình độ học vấn.

Nguyên tắc này quan trọng đến độ chúng tôi sẽ dùng nhiều minh họa để các bạn ghi khắc trong tâm trí. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ không bao giờ quên, không bao giờ thờ ơ với nó.

Ví dụ, trình bày thế nào thì hấp dẫn hơn: Martin, một cậu bé, “bướng bỉnh và khó bảo” hoặc Martin thú nhận rằng các thầy dạy đã quất cậu ta tới “mười lăm lần trong một buổi sáng”?

Những từ ngữ ‘bướng bỉnh và khó bảo” có rất ít giá trị thu hút sự chú ý. Nhưng nghe kể những lần đánh đòn không dễ sao”

Phương pháp cổ để viết tiểu sử là đề cập tới rất nhiều điều khái quát mà Aristote gọi, và gọi thật đúng, là “nơi trú ẩn của những đầu óc kém cỏi.” Phương pháp mới là đề cập tới những sự kiện cụ thể mà tự bản thân chúng cũng đã rõ rồi. Nhà viết tiểu sự theo lối cổ nói rằng John Doe xuất thân từ gia đình có “cha mẹ nghèo nhưng lương thiện.” Phương pháp mới nói rằng cha của John Doe không có đủ tiền mua một đôi giày ủng rộng, do vậy, khi có tuyết, ông ta phải cột vải bố quanh giầy để giữ cho chân được khô và ấm; nhưng, tuy nghèo không bao giờ ông đổ thêm nước vào sữa và không bao giờ bán một chú ngựa mắc chứng khó thở bằng giá tiền của một chú ngựa khỏe mạnh. Nói như thế cũng cho thấy cha của cậu ta “nghèo nhưng lương thiện”, phải không? Trình bày theo cách này có thú vị hơn phương pháp “nghèo nhưng lương thiện” nhiều không?

Nếu phương pháp này có hiệu quả đối với những nhà viết tiểu sự hiện đại thì nó cũng công hiệu đối với các diễn giả hiện đại.

Chúng ta hãy nêu thêm một minh họa. Giả sử bạn muốn phát biểu rằng mã lực tiềm năng bị phí phạm ở Niagara hằng ngày đã lên mức báo động. Giả như bạn chỉ nói có thế, và rồi nói thêm, nếu mã lực đó được trưng dụng và nguồn lợi do nó mang lại được lấy để mua các nhu yếu phẩm, biết bao con người sẽ được ăn được mặc. Phải chăng đó là cách làm cho nó thú vị? Không – không. Nói như cách sau đây chẳng hay hơn sao:

Chúng ta nghe nói là có vài triệu người đang trong cảnh nghèo khổ và không đủ ăn trong đất nước này, thế nhưng tại tại Niagara mỗi giờ người ta đang phí phạm một khoản tương đương với 250.000 ổ bánh mì. Với óc tưởng tượng, chúng ta có thể trông thấy 600.000 trái trứng mới đang rớt xuống vực thẳm mỗi giờ và tạo thành món trứng tráng khổng lồ trong dòng nước xoáy. Nếu vài in hoa cứ liên tục tuôn ra từ những khung dệt theo cái guồng rộng 4.000 bộ như dòng sông Niagara, nó sẽ tượng trưng cho cùng lượng hư hại về tài sản. Nếu một Thư viện Carnegie được đặt dưới cột nước, nó sẽ được đổ đầy sách tốt trong vòng một hoặc hai tiếng đồng hồ. Hoặc chúng ta có thể tưởng tượng một cửa hàng bách hóa lớn đang trôi xuống từ Hồ Erie mỗi ngày và mọi thứ hàng hóa trong cửa hàng sẽ bị nghiền nát khi rớt xuống đá nằm dưới đó 160. Đó sẽ là một cảnh tưởng tượng cực kỳ thú vị và vui nhộn, khá hấp dẫn đối với dân chúng cũng như những ai hiện diện, và để duy trì thì cũng không tốn kém hơn. Thế nhưng một số người, hiện giờ phản đối việc tận dụng sức nước luôn, có thể phản đối điều đó viện cớ vào sự phung phí.


Từ ngữ gợi hình

Trong tiến trình thu hút thính giả, có một trợ lực, một kỹ thuật, quan trọng nhất; thế nhưng lại hoàn toàn bị bỏ qua. Diễn giả trung bình dường như chẳng để ý tới sự hiện diện của nó. Có lẽ ông ta chẳng bao giờ chủ tâm nghĩ tới nó. Tôi muốn đề cập tới tiến trình sử dụng từ ngữ gợi hình. Diễn giả làm bạn chăm chú nghe chính là vì diễn giả gợi lên những hình ảnh trôi nổi trước mắt bạn. Trong khi đó diễn giả sử dụng những biểu tượng mơ hồ, tâm thường, vô vị sẽ ru ngủ thính giả.

Hình ảnh. Hình ảnh. Hình ảnh. Chúng chẳng mất tiền mua giống như không khí bạn thở. Hãy gieo rắc chúng khắp các bài diễn văn và các mẩu đàm thoại; và rồi bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn và gây tác động hơn.

Để minh họa, ta hãy lấy lại những hình ảnh nói về thác Niagara.

Có khi nào bạn dừng lại để nhận ra rằng những câu tục ngữ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hầu như đều là những câu nói đầy gợi hình không? “Thả rằng được sẻ trên tay, còn hơn được hứa trên mây hạc vàng.” “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí.” “Bạn có thể dẫn ngựa đi uống nước, nhưng bạn không thế bắt nó uống.” Và bạn sẽ tìm thấy yếu tố gợi hình giống thế trong hầu hết so sánh ví von đã tồn tại xuyên suốt bao thế kỷ và đã trở thành cổ kính với rất nhiều công dụng: “Xảo quyệt như cáo”. “Chết cứng như khúc gỗ.” “Dẹp lép như con tép phơi khô.” “Cứng như đá.”


Giá trị gây chú ý của những tương phản

Hãy nghe bản kết tội vua Charles I sau đây của Macaulay. Hãy chuy1 tới việc Macaulay không chỉ sử dụng hình ảnh, ông còn dũng những câu đối. Tương phản mạnh mẽ hầu như luôn thu hút được sự thích thú của chúng ta; tương phản mạnh mẽ chính là gạch và hồ của đoạn văn này:

Chúng ta buộc tội ông vì đã lỗi lời thế ngày đăng quang; nhưng chúng ta nghe nói ông lại giữ lời thề hôn nhân! Chung ta tố cáo ông vì đã để mặc thần dân chịu những hình khổ tàn nhẫn của những kẻ nóng nảy nhất trong hàng giáo sĩ cao cấp; nhưng chúng ta lại biện hộ là ông nâng niu cậu con trai bé bỏng trên đầu gối và hôn hít cậu ta! Chúng ta khiển trách ông về việc vi phạm những điều khoản của Kiến nghị đòi quyền lợi, sau khi, nhờ cân nhắc cái tốt và giá trị, đã hứa tuân thủ chúng; nhưng chúng ta cũng không được tin rằng ông quen nghe những lời kinh lúc sáu giờ sáng! Chính những cân nhắc như thế, cùng với chiếc áo kiểu Vankyke, khuôn mặt xinh đẹp và bộ râu nhọn, mà ông mang nợ thế hệ hiện nay về hầu hết sự nổi tiếng của ông, chúng ta tin thật như thế.


Thích thú có tính lây lan

Tới đây chúng ta đã thảo luận về loại yếu tố thu hút thính giả. Tuy nhiên, một người có thể theo toàn bộ những đề nghị ở đây một cách máy móc và nói năng theo như Cocker, thế nhưng vẫn nhạt nhẽo và buồn tẻ. Thu hút và duy trì được sự thích thú của thính giả là một điều tinh tế, một vấn đề thuộc cảm quan và tinh thần. Nó không giống việc vận hành một đầu máy chạy bằng hơi nước. Cũng không thể đưa ra những quy luật chính xác cho nó. Nhưng nên nhớ rằng sự thích thú có tính lây lan.


Tóm lược

1.      Chúng ta thường quan tâm tới những sự kiện khác thường về những điều thông thường.

2.      Mối quan tâm chính của chúng ta là chính chúng ta.

3.      Người dẫn người khác nói về chính họ và những quan tâm của họ và chăm chú lắng nghe thường sẽ được coi là người có tài ăn nói, cho dù người đó nói rất ít.

4.      Chuyện nhặt nhạnh được tô điểm, chuyện về con người, hầu như luôn dành được và duy trì sự chú ý. Diễn giả chỉ cần nêu ra vài điểm và minh họa những câu chuyện về mối quan tâm của con người.

5.      Hãy cụ thể và rõ ràng. Đừng thuộc về trường phái diễn giả “nghèo nhưng lương thiện.” Đừng chỉ nói rằng Martin Luther thì “bướng bỉnh và khó bảo” khi còn là một cậu bé. Hãy nói lên sự kiện đó rồi minh họa bằng sự khẳng định rằng các thầy dạy của cậu ta đã quất cậu ta tới “mười lăm lần trong một buổi sáng.” Điều đó sẽ làm cho lời khẳng định mang tính tổng quát được rõ ràng, gây ấn tượng và hấp dẫn.

6.      Gieo rắc khắp bài diễn văn của bạn bằng những cụm từ gợi hình, những ngôn từ tạo hình ảnh trôi nổi.

7.      Nếu được hãy sử dụng các câu đối và các ý tưởng tương phản.

8.      Sự thích thú có tính lây lan.


Chương 12. CẢI THIỆN CÁCH DIỄN ĐẠT



Một người Anh, chẳng nghề ngỗng mà cũng chẳng dự trữ tiền bạc gì cả, đi dọc theo những đường phố Philadelphia để tìm việc làm. Anh vào văn phòng của Paul Gibbons, một thương gia nổi tiếng của thành phố đó, và xin phỏng vấn. Gibbons nghi ngại nhìn người lạ mặt. Ngoại hình của anh ta nhếch nhác thể hiện rõ đấy là một kẻ nghèo hèn. Nửa tò mò, nửa thương hại, Gibbons đồng ý phỏng vấn anh ta. Ban đầu, ông định chỉ nghe anh ta nói một lát thôi, nhưng những cái một lát đó đã trở thành phút, rồi các phút lại leo lên tới một tiếng đồng hồ; và cuộc đàm thoại vẫn còn tiếp diễn. Nó đã kết thúc bằng việc mời anh chàng lạ mặt này dùng cơm trưa và dành cho anh ta một chức vụ cao. Bằng cách nào mà con người này, với bộ điệu và dáng dấp bề ngoài thật thê thảm như thế, lại có thể gặt hái thành quả trong một thời gian ngắn ngủi như vậy?

Bí quyết có thể được tiết lộ bằng một cụm từ đơn lẻ: sự diễn đạt thành thạo của anh ta. Thực ra, anh ta là một người quê ở Oxford đã tới đất nước này để lo một doanh vụ nhưng không may đã kết thúc thật thê thảm khiến anh ta lâm vào cảnh túng quẫn, không tiền bạc và không bè bạn. Cách diễn đạt của ông đã trở thành một tấm hộ chiếu cấp tốc đưa ông vào thẳng giới kinh doanh thượng thặng.

Câu chuyện về con người này có phần khác thường, nhưng nó minh họa một sự thật phổ biến và nền tảng, ấy là, hàng ngày người ta vẫn đánh giá chúng ta qua cách ăn nói cảu chúng ta. Lời ăn tiếng nói của chúng ta bộc lộ những nét tinh túy của chúng ta; chúng mách cho người nghe biết chúng ta thuộc loại người nào; chúng còn là những dấu xác nhận tiêu chuẩn về văn hóa và giáo dục.

Chúng ta chỉ có bốn loại tiếp xúc với thế giới, cả bạn và tôi. Chúng ta được đánh giá và phân loại theo bốn điều: theo những gì chúng ta làm, theo vẻ bề ngoài của chúng ta, theo những gì chúng ta nói, và theo cách thức chúng ta diễn đạt những điều chúng ta nói lên. Thế mà, sau khi rời mái trường, nhiều người cứ vấp mãi sai lầm mà chẳng có chút nỗ lực nào nhằm phong phú hóa vốn từ của mình đề có thể diễn đạt một vấn đề chính xác và khúc chiết. Họ quá quen sử dụng những cụm từ nhàm chán và rỗng tuếch của văn phòng và đường phố. Vì thế, người ta chẳng mấy ngạc nhiên khi thấy lới ăn tiếng nói của họ thiếu hẳn tính độc đáo và cá biệt, dù họ có học vấn cao hoặc ăn mặc lịch sự đến mấy.

Tiến sĩ Charles W. Eliot đã phải lên tiếng bảo: “Tôi thừa nhận chỉ có một sự thành đạt tri thức coi là một phần cần thiết của sự giáo dục ở một con người, đó là, dùng tiếng mẹ đẻ thật chính xác và lưu loát.” Đây là một lời tuyên bố đầy ý nghĩa. Hãy suy nghĩ kỹ về nó.

Nhưng, bạn có thể thắc mắc, làm cách nào chúng ta có thể trở nên quen thuộc với các từ ngữ và nói năng cho thật hay và chuẩn xác? Chẳng có gì là bí ẩn hoặc mang tính lừa phỉnh ở đây cả. Hãy xem Lincoln, ông ta có một người cha là một bác thợ mộc kém tài, thất học và mẹ là một phụ nữ chẳng ăn học gì cao hơn cho cam – bẩm sinh đã có biệt tài sử dụng ngôn từ ư? Một giả định như thế chẳng có cơ sở để chứng minh. Khi ông được bầu vào Quốc hội, ông đã mô tả thành tích học chính thực của mình bằng một tính từ: “Kém cỏi”. Cả cuộc đời ông chỉ đến trường chưa tới mười hai tháng. Và ai là những người thầy thông thái của ông? Zachariah Birney và Caleb Hazel trong những khu rừng ở Kentucky, Azel Dorsey và Andrew Crawford dọc theo nhánh sông Pigeon ở Indiana – tất cả đều là những nhà sư phạm lưu động, đang trôi dạt từ vùng khai hoang lập nghiệp này qua miền khai hoang lập ấp khác và đang cố bổ khuyết cho cuộc sống bất kỳ khi nào tìm được một trí giả sẵn lòng trao đổi cái đùi heo, thúng bắp và bánh lúa để được học ba điều căn bản: đọc, viết và làm toán. Lincoln đã nhận được sự hỗ trợ sơ sài, một chút nâng cao hoặc cảm hứng từ nơi họ, và cả chút ít từ môi trường sống hàng ngày của ông.

Robinson, trong cuốn Lincoln, một Văn sĩ của mình có viết: “Con người tự học này, đã bao bọc trí tuệ của mình bằng những chất liệu của một nền văn hóa chân chính. Gọi nó là thiên tài hay năng khiếu, thì tiến trình thành đạt của ông chính là cái đã được Giáo sư Emerton mô tả khi nói tới học vấn của Erasmus: “Ông không còn đi học nữa, nhưng chỉ tự học theo phương pháp sư phạm độc đáo luôn mang lại mọi kết quả ở mọi nơi, đó là, nhờ phương pháp của nghị lực không hề mệt mỏi của chính ông trong việc học và hành liên tục.”

Con người tiên phong vụng về này, trước kia đã từng đi lột vỏ bắp và mổ heo để lấy 31 xu một ngày trên các nông trại vùng Pigeon ở Indiana, đã trình bày, tại Gettysburg, một trong những bài diễn văn hay nhất mà người có sư phạm đã từng phát biểu.

Edward Everett đã nói hai tiếng đồng hồ ở Gettysburg; tất cả những gì ông ta nói đã đi vào quên lãng kể từ đó. Lincoln chỉ nói không đầy hai phút: một anh thợ nhiếp ảnh định chụp hình khi ông đang phát biểu, nhưng Lincoln đã kết thúc trước khi chiếc máy ảnh thô thiển thời ấy được dựng lên và điều chỉnh ống kính.

Bài diễn văn của Lincon đã được khắc lên đồng không thể hư hủy và đặt tại một thư viện của trường Đại học ở Oxford như một mẫu mực. Nó phải được mọi học viên theo khóa học nói trước công chúng học thuộc lòng.

Tám mươi bảy năm trước, ông cha ta đã kiến lập trên lục địa này một quốc gia mới, thai nghén trong tự do và đi theo chủ trương là một người được tạo dựng bình đẳng. Giờ đây chúng ta vướng vào một cuộc nội chiến tàn khốc, thử xem đất nước này, hoặc bất cứ đất nước nào được thai nghén như thế và đi theo chủ trương như thế, có thể chịu đựng lâu được chăng. Chúng ta đã đối mặt nhau trong một chiến trường ghê gớm của cuộc chiến này. Chúng ta đã bắt đầu dành một phần chiến trường ấy làm nơi an nghỉ sau cùng cho người những đã hy sinh tính mạng để đất nước được sống. Cũng có lý để chúng ta làm điều đó. Nhưng theo nghĩa rộng hơn chúng ta không thể cống hiến, chúng ta không thể thánh hóa, và chúng ta không thể tôn vinh vùng đất này. Những con người can đảm, còn sống hay đã qua đời, vốn đã chiến đấu tại đây, đã thánh hóa mảnh đất này, vượt xa tài mọn của chúng ta nhằm gia tăng hay suy chuyển. Thế giới sẽ ít chú ý tới, hoặc sẽ không nhớ lâu, những gì chúng ta nói tại đây, nhưng thế giới không thể quên được những gì họ đã làm tại đây. Chính chúng ta, những người đang sống, giờ đây nên cống hiến cho công việc chưa hoàn thành mà những con người chiến đấu tại đây đã tiến hành hết sức hào hiệp. Chính chúng ta nên cống hiến cho sự vụ to lớn còn đang ở phía trước chúng ta, để từ những con người đã khuất bóng đáng kính này chúng ta thêm lòng tận tâm với sự nghiệp mà họ đã hết mình đóng góp dựng xây; để giờ đây chúng ta vững tin rằng những con người quá vãng này đã không chết đi một cách uổng công; để đất nước này, dưới sự che chở của Thượng đế, sẽ sớm khai sinh ra một nền tự do; và để chính quyền của dân, bởi dân và cho dân, sẽ không bị lụi tàn khỏi trái đất này.

Thông thường người ta cho rằng Lincoln đã sáng tác ra câu phát biểu bất hủ để kết thúc bài diễn văn này; nhưng có đúng như thế không? Herndon, người bạn luật sư của ông, vài năm trước đó, đã tặng Lincoln một tập bao gồm các bài diễn thuyết của Theodore Parker. Lincoln đã đọc và đã gạch dưới những từ này trong tập sách đó: “Nền dân chủ là chế độ tự trị trực tiếp, trên mọi người dân, bởi mọi người dân, và cho mọi người dân.” Theodore Parker có lẽ đã vay mượn cách diễn đạt này từ Webster là người mà bốn năm trước đó, trong thu phúc đáp nổi tiếng cho Hayne, đa nói: “Chính quyền của nhân dân, được lập cho dân, được lập bởi dân, và đáp ứng nguyện vọng của dân.” Và có lẽ Webster đã vây mượn cách diễn đạt ấy từ Tổng thống James Monroe, người cũng đã phát biểu cùng ý tưởng đó cách đây một phần ba thế kỷ. Còn James Monroe đã mắc nợ ai? Năm trăm năm trước khi Monroe chào đời, Wyclif, trong lời tựa cho bản dịch Kinh thánh, có nói rằng “Kinh thánh này dành cho chính quyền của nhân dân, bởi nhân dân và vì nhân dân.” Và trước khi Wyclif được sinh ra khá lâu, và trước cả khi Kitô ra đời hơn bốn trăm năm, Cleon đã lấy cảm hứng từ một nguồn cổ xưa nào thì quả là một vấn đề đã rơi tõm vào chốn xa mù và đêm trường cổ xưa.

Có ít cái mới biết chừng nào! Ngay cả các diễn giả vĩ đại cũng mắc nợ nhiều biết chừng nào qua việc đọc và tiếp xúc với sách vở!

Sách! Đó là bí quyết! Những ai muốn phong phú hóa và mở rộng vốn từ của mình đều phải liên tục tắm gội trí tuệ của mình trong bể văn chương. John Bright nói: “Lời than vãn duy nhất mà tôi luôn cảm thấy khi đứng trước thư viện đó là cuộc đời quá ngắn ngủi và tôi chẳng hy vọng được thưởng thức trọn vẹn bữa tiệc thịnh soạn được bầy biện trước mắt tôi.” Bright đã thôi không còn được đi học từ lúc mới mười lăm tuổi, và đi làm trong một nhà máy bông, nhưng ông ta không bao giờ có cơ hội đi học trở lại. Thế nhưng ông đã trở thành một trong những diễn giả sáng giá nhất trong thế hệ của ông. Ông đã đọc, nghiên cứu, và ghi chép, đồng thời khắc ghi vào bộ nhớ những đoạn văn dài từ thi ca của Byron và Milton, Wordsworth và Whittier, Shakerspeare và Shelley. Mỗi năm ông đều đọc kỹ thiên sử thi “Thiên đàng đã mất” để phong phú hóa vốn từ của mình.

Charles James Fox đã đọc lớn tiếng tác phẩm của Shakespeare để tăng tiến văn phong của mình. Gladstone đã gọi phòng học của ông là “Đền An bình,” và ông đã cất giữa 15.000 cuốn sách trong đó. Ông thú nhận là ông nhận được sự hỗ trợ lớn lao nhất nhờ đọc các tác phẩm của Thánh Augustine, Giám mục Butler, Dante, Aristote, và Homer. Tác phẩm Illiad Odyssey đã làm ông say mê. Ông đã viết sáu cuốn sách về thi ca của Homer và thời của Homer.

Để tập luyện, Pitt con đã xem một hoặc hai trang sách bằng tiếng Hy Lạp hay La Tinh rồi dịch đoạn văn đó sang tiếng mẹ đẻ. Hàng ngày trong suốt mười năm trời ông đã làm điều đó, và “ông đã đạt được một khả năng hầu như vô địch là diễn đạt tư tưởng của mình bằng những lời lẽ thật khúc chiết và mạch lạc mà không cần dọn trước.”

Demosthenes đã chép tay cuốn lịch sử của Thucydides tám lần để ông có thể thủ đặc lối sử dụng từ điêu luyện và đầy ấn tượng của sử gia nổi tiếng đó. Kết quả? Hai ngàn năm sau, để cải thiện văn phong của mình, Woodrow Wilson đã nghiên cứu các tác phẩm của Demosthenes. Asquith đã tìm được nguồn luyện văn tốt nhất cho mình khi đọc các tác phẩm của Giám mục Berkeley, và còn nhiều nhân vật lỗi lạc đã tìm thấy nguồn tôi luyện qua sách vở.

Robert Louis Steveson, bậc thầy của cac văn sĩ đã nói cho chúng ta rõ trong đoạn trích sau đây:

Bất cứ khi nào tôi đọc một cuốn sách hoặc một đoạn văn đặc biệt ưng ý, mà trong đó người ta nói một điều hay, tạo ra một ấn tượng thật ăn ý, có sức hấp dẫn hoặc độc đáo tài tình về văn phong, tôi buộc phải ngồi đề nghiền ngẫm. Tôi đã ông thành công, tôi biết điều đó; nhưng tôi lại ráng sức, và tôi vẫn không thành công, lúc nào cũng không thành công; nhưng ít ra trong những phấn đấu vô ích này, tôi có dịp luyện về sự nhịp nhàng, sự hài hòa, cấu trúc và phối hợp các phần.

Thích hay không, hoặc có lợi cho tôi hay không, đó vẫn là cách học viết. Đấy cũng là cách Keats đã học, và chưa ai có văn khí thi vị hơn Keats.

Đặc điểm của những rập khuôn này chính là mẫu mực không thể bắt chước được của ông ta vẫn sáng ngời vượt tầm với của các học viên. Dù học viên có nỗ lực cỡ nào, chắc chắn anh ta sẽ vẫn thất bại; va theo một câu tục ngữ rất đúng thì thất bại là mẹ của thành công.

Lincoln đã viết cho một thanh niên đang háo hức muốn trở thành luật sư thành đạt: “Chỉ việc kiếm sách, đọc và nghiên cứu kỹ. Làm việc, làm việc và làm việc là chính yếu.”

Nhưng sách nào? Hãy bắt đầu bằng tác phẩm Cách sông Hai mươi bốn giờ một ngày (Ho to Live on Twenty-four hours a Day) của Arnold Bennett. Cuôn sách này sẽ làm cho bạn sảng khoái như một lần tắm mát mẻ. Nó sẽ cống hiến cho bạn về nhiều điều thú vị nhất trong tất cả các đề tài. Cuốn sách này sẽ làm cho bạn sảng khoái như một lần tắm mát mẻ. Nó sẽ cống hiến cho bạn về nhiều điều thú vị nhất trong tất cả các đề tài. Nó sẽ giúp bạn nhận ra bạn đang phí phạm bao nhiêu mỗi ngày, bạn phải làm gì để khỏi phí phạm như thế, và bạn sẽ tận dụng thời gian mà bạn tiết kiệm được ra sao. Toàn bộ cuốn sách chỉ dày 103 trang. Bạn có thể dễ dàng đọc xong trong vòng một tuần lễ. Mỗi sáng hãy xé ra hai chục trang rồi đút chúng vào túi để đọc vào những lúc rảnh rỗi.

Sau khi đọc xong hai mươi trang này, bạn lại xếp chúng vào cuốn sách đó, rồi xé hai mươi trang khác. Khi bạn đã đọc xong cả cuốn, hãy dùng một sợi thung cột để giữ cho những trang sách lỏng lẻo này được ngay ngắn. Có một cuốn sách được mổ xẻ và cắt xén theo kiểu đó, mà thông điệp của nó đã nằm trong đầu bạn, chẳng bội phần tốt hơn là cứ để nó an nghỉ trên kệ thư viện, không hề bị suy chuyển tí nào sao?

Sau khi đọc xong cuốn Cách sông Hai mươi bốn giờ một ngày, bạn cũng có thể quan tâm tới một cuốn sách khác của cùng tác giả. Hãy thử đọc cuốn Bộ máy Người (The Human Machine). Cuốn sách này giúp bạn có được khả năng ứng xử với tha nhân một cách khéo léo hơn. Nó cũng giúp bạn tăng tiến sự tự tin và điềm tĩnh. Ở đây chúng tôi đề nghị với bạn những cuốn sách này không chỉ vì nội dung của chúng, nhưng còn vì văn phong của chúng.


Những chuyện lãng mạn đằng sau từ ngữ mà bạn sử dụng

Hãy sử dụng từ điển không chỉ để xác định nghĩa của từ, nhưng còn để tìm gốc từ. Chớ bao giờ tưởng rằng những từ ngữ mà bạn nói hàng ngày chỉ là những âm thanh buồn tẻ, vô vị. Chúng nồng nàn sắc màu và sinh động với vẻ lãng mạn. Ví dụ, bạn không thể nói một điều khá ư bình thường như: “Hãy điện thoại cho cửa hàng tạp hóa để mua ít đường, mà không sử dụng tới những từ vay mượn từ nhiều ngôn ngữ và nền văn minh khác nhau. Telephone xuất phát từ hai từ Hy Lạp, tele, nghĩa là xa, và phone, nghĩa là âm thanh. Grocer xuất phát từ một từ tiếng Pháp cổ, grossier, mà từ này của tiếng Pháp lại xuất phát từ một từ Latin, grossarius; theo nghĩa đen có nghĩa là bán sỉ hay bán gộp. Chúng ta vay muộn từ sugar từ một từ của tiếng Pháp; từ tiếng Pháp lại vay mượn từ một từ của tiếng Tây Ban Nha; từ Tây Ban Nha lại lấy từ một từ của tiếng Ả Rập; từ Ả Rập lại xuất phát từ một từ của tiếng Ba Tư; và từ của tiếng Ba Tư “Shaker” xuất phát từ tiếng Phạn “carkara” có nghĩa là kẹo.


Viết lại một câu một trăm lẻ bốn lần

Hãy cố nói thật chính xác những gì bạn muốn nói và cố diễn đạt những sắc thái tinh tế của tư tưởng. Việc đó không luôn dễ dàng – ngay cả đối với các văn sĩ giàu kinh nghiệm. Fanny Hurst nói cho tôi rằng đôi khi bà viết lại các câu văn từ năm mươi tới một trăm lần. Và chỉ vài ngày trước khi chúng tôi trò chuyện với nhau bà nói là trước đó bà đã viết lại một câu tới một trăm lẻ bốn lần, được điểm chính xác. Mabel Herbert Urner đã tâm sự với tôi rằng đôi lúc bà đã mất trọn một buổi trưa để loại bỏ chỉ một hay hai câu khỏi một truyện ngắn sẽ được đăng trên báo.

Phần lớn chúng ta hoặc không có thời gian hoặc không sẵn lòng chuyên chú tra cứu từ ngữ. Những ví dụ được nêu ra đây nhằm cho bạn nhận ra tâm quan trọng mà các văn sĩ thành công là biết cách dụng ngữ và diễn đạt.

Người ta thuật lại rằng Milton đã sử dụng tám ngàn từ, còn Shakespeare đã sử dụng mười lăm ngàn từ. Một cuốn từ điển chuẩn thường bao gồm thiếu năm chục ngàn từ nữa thì đủ nửa triệu từ; nhưng người trung bình, theo những ước tính thông thường, xoay xở trong khoảng hai ngàn từ. Người đó có một số động từ, có đủ liên từ để kết nối các động từ đó, một ít danh từ và tính từ để tha hồ trưng dụng. Người ta có thể vì quá biếng nhác suy nghĩ hoặc quá mải mê làm ăn, không dành công sức rèn luyện để đạt tính gãy gọn và chính xác. Kết quả? Tôi xin đưa ra cho bạn một minh họa. Tôi đã sống vài ngày không thể quên được ở vùng núi Grand thuộc dòng sông Colorado. Một buổi trưa nọ, tôi nghe thấy một phụ nữ dùng cùng một tính từ để nói về chú chó Su (giống Trung Hoa), nói về một bản hòa nhạc, và nói về tính khí của một người đàn ông, và cả hẻm núi Grand. Tất cả đều chỉ là “đẹp”.

Lẽ ra bà ta phải nói thế nào? Đây là những từ đồng nghĩa với đẹp đã được Roget liệt kê. Theo bạn bà ta đúng ra phải sử dụng tính từ nào?

Tính từ: đẹp, hoa mỹ, đẹp trai, xinh xắn, dễ thương, duyên dáng, thanh lịch, thanh nhã, thanh tú, thanh tao.

hấp dẫn, đẹp đẽ, có duyên, tươi tắn, dễ coi, xinh xinh, chuẩn xác, cân đối, có vóc dáng đẹp, đối xứng, hài hòa.

Sáng sủa, mắt sáng, má hồng, hồng hào, rạng rỡ, tươi tắn.

Gọn gàng, chỉnh tề, gọn gẽ, tươm tất, chải chuốt, hoạt bát, sang trọng.

Lỗi lạc, sáng ngời, sắc sảo, sáng chói, rực rỡ, lộng lẫy, chói lọi, sặc sỡ, bóng láng, trau chuốt, phong phú, tráng lệ, nguy nga, hùng vĩ hoành tráng, điệu nghệ.

Mỹ thuật, thẩm mỹ, ngoạn mục, gợi tình, hút hồn, hấp dẫn, am hợp, bóng bẫy.

Hoàn hảo, trong trắng, tinh khiết, tinh tuyền, không dị dạng, không tỳ vết.

Tạm được, coi được, dùng được, được đấy.

Những từ đồng nghĩ nêu trên được trích từ cuốn Kho tàng Từ vựng (Treasery of Words) của Roget. Nó là ấn bản rút gọn của cuốn Thesaurus của Roget. Cuốn sách này mang lại biết bao lợi ích. Về phần tôi, tôi không bao giờ viết gì mà tôi không đặt nó bên cạnh. Tôi thường sử dụng nó nhiều gấp mười lần tôi dùng từ điển.

Roget đã dành biết bao năm dể dày công làm nên cuốn sách này; thế mà bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền chỉ bằng số tiền mua một chiếc ca vát rẻ tiền là bạn sẽ có nó trên bàn và phục vụ bạn suốt đời. Nó không phải là cuốn sách để cất kỹ trên kệ thư viện. Nó là một công cụ luôn được sử dụng. Bạn hãy dùng nó khi bạn viết hoặc khi trau chuốt cách diễn đạt của bạn. Hãy sử dụng nó khi bạn soạn diễn văn. Bạn hãy sử dụng nó hàng ngày, và nó sẽ tăng khả năng sử dụng từ của bạn lên gấp hai, gấp ba lần đấy.


Tránh những cụm từ đã nhàm chán

Bạn không chỉ trau dồi tính gãy gọn, nhưng cả tính mới mẻ và độc đáo nữa. Hãy mạnh dạn nói lên sự việc như bạn thấy, tránh những lối diễn đạt sáo mòn, nhàm chán. Dưới đây là mười hai ý ví von để diễn tả cái lạnh.

Lạnh như con ếch.

Lạnh như một bịch nước nóng buổi sáng sớm.

Lạnh như cái thông nòng súng.

Lạnh như ngôi mộ.

Lạnh như núi tuyết Greenland.

Lạnh như đất sét. (Coleridge.)

Lạnh như rùa. (Richard Cumberland.)

Lạnh như tuyết rơi. (Allan Cunningham.)

Lạnh như muối. (James Huneker.)

Lạnh như giun đất. (Maurice Maeterlinck.)

Lạnh như lúc tinh mơ.

Lạnh như mưa thu.

Lúc này tùy tâm trạng của bạn, hãy nghĩ ra những so sánh ví von của riêng bạn nhằm truyền tải ý tưởng về cái lạnh. Hãy mạnh bạo đưa ra những ví von đặc trưng của bạn. Hãy viết ra đây:

Lạnh như ……………………………

Lạnh như ……………………………

Lạnh như ……………………………

Lạnh như ……………………………

Lạnh như ……………………………

Có lần tôi hỏi Kathleen Norris cách thức cải thiện văn phong và bà cho tôi biết: “Bằng cách đọc các tác phẩm văn xuôi và thi ca cổ điển và bằng cách thận trọng loại bỏ những thành ngữ gốc và những cách diễn đạt cũ mèm khỏi tác phẩm của bạn.”

Một chủ bút tập san có lần đã nói với tôi rằng khi ông bắt gặp hai hoặc ba cách diễn đạt cũ mèm trong một câu chuyện đưa đến để xin xuất bản, ông liền trả lại cho tác giả mà chẳng phí giờ đọc làm chi; vì, ông nói thêm, người mà không có gì độc đáo về lối diễn đạt sẽ biểu lộ rất ít tính độc đáo về tư tưởng.


Tóm lược

1.      Chúng ta chỉ có bốn loại tiếp xúc với tha nhân. Chúng ta được đánh giá và phân loại theo bốn đều: theo những gì chúng ta làm, theo vẻ bên ngoài của chúng ta, theo những gì chúng ta nói, và theo cách thức chúng ta nói lên những điều đó. Thường xuyên chúng ta được phán đoán theo ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng. Hãy xem lại lời của Tiến sĩ Charles W. Eliot.

2.      Cách diễn đạt của bạn chủ yếu chịu ảnh hưởng nơi người khác. Do vậy hãy theo gương Lincoln và kết thân với những người thành thạo văn chương. Hãy dùng các buổi chiểu của bạn, như Lincoln thường làm, để đọc Shakespeare, những đại văn hòa và các thi sĩ khác nữa. Bạn cứ làm như thế và rồi tự động, trí tuệ của bạn sẽ được phong phú hóa và cách diễn đạt của bạn sẽ khởi sắc.

3.      “Tôi đã bỏ bớt thời giờ đọc báo để đổi lấy Tacitus và Thucydides, Newton và Euclid,” Thomas Jefferson viết, “và tôi thấy mình hạnh phúc hơn nhiều.” Tại sao bạn không theo gương ông ta? Không bỏ đọc báo hoàn toàn, nhưng dùng phân nửa thời gian hiện giờ để đọc lướt qua. Hãy dùng thời giờ mà bạn dành ra được để đọc một cuốn sách nào đó có giá trị dài lâu. Hãy xé ra hai hoặc ba chục trang từ một tập sách, đem theo bạn, rồi đọc chúng trong những khoảnh khắc rảnh rang trong ngày.

4.      Khi đọc hãy để từ điển ngay bên cạnh. Hãy tra cứu từ mới lạ. Cố tìm cách sử dụng nó hầu có thể khắc ghi vào trí nhớ của bạn.

5.      Hãy nghiên cứu gốc các từ ngữ mà bạn sử dụng. Lai lịch của chúng thường không tẻ nhạt và khô khan đâu; chúng rất hay và chất chứa tính lãng mạn. Ví dụ, từ lương thực sự lại có nghãi là tiền muối. Những người lính Roma được phát một khoản tiền để mua muối. Một ngày nọ một người hay bông đùa đã tạo ra một từ lóng để ám chỉ tiền nong: tiền muối.

6.      Đừng sử dụng những từ cũ mèm và nhàm chán. Hãy gãy gọn và chính xác về những gì bạn muốn nói. Hãy giữ cuốn Kho tàng Từ vựng của Roget. Thường xuyên tra khảo nó.

7.      Đừng sử dụng những so sánh cũ rích chẳng hạn như “mát như dưa leo.” Hãy cố đi tìm cái mới, cái độc đáo. Hãy tự tạo những cách ví von của riêng bạn. Hãy mạnh bạo đưa ra những ví von đặc trưng của bạn vào.

(Các kỳ trước: xem tại đây)

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thầy vẫn chăm chí thầy hơ...
Em đã đổi blog rồi, chuyển sang Wordpress, thầy rảnh thì ghé chơi, hihi
Chúc thầy luôn vui, khỏe :D

PHẠM VĂN MINH nói...

Đánh máy lâu rồi, bây giờ mới post cho hết.
Thầy sẽ ghé thăm Blog của em.
Thân mến.

Nặc danh nói...

rao vat toan quoc