CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG PVM

"Cuộc đời hôn lên tôi bằng nỗi đau thương và buộc tôi phải đáp lại bằng lời ca tiếng hát" R. TAGORE


Trang đồng tác giả:
http://www.phantichkinhte123.com



Email của PVM:
minhphamvan2008@gmail.com
PHẠM VĂN MINH

22 thg 11, 2010

PHÁT TRIỂN LÒNG TỰ TIN VÀ TẠO ẢNH HƯỞNG BẰNG DIỄN THUYẾT (kỳ 7)

Cách thức Tiến sĩ Conwell lập dàn ý cho các bài diễn văn của ông

Như tôi đã nói, không có một luật chung nào có thể giải đáp cho vấn đề dàn dựng tốt nhất. Không có mẫu thiết kế, sơ đồ hay biểu đồ nào phù hợp cho tất cả hoặc thậm chí cho đa số các bài diễn văn; tuy nhiên, đây là vài dàn bài diễn văn có thể đem ra sử dụng trong một số trường hợp. Tiến sĩ Russell H. Conwell quá cố, tác giả của tác phẩm “Những Cánh Đồng Kim Cương” nổi tiếng, có lần đã cho tôi biết rằng ông đã dàn dựng nhiều trong vô số các bài diễn văn của ông theo dàn bài này:

1. Đưa ra các sự kiện

2. Lập luận từ đó

3. Kêu mời hành động

Nhiều người nhận thấy dàn bài này rất hữu ích và thú vị:

1. Nêu ra một điều sai trái

2. Nêu cách cứu chữa

3. Kêu mời sự hợp tác

Hoặc, trình bày một cách khác:

1. Đây là một tình huống cần cứu chữa

2. Chúng ta phải tìm phương cách cứu chữa vấn đề này

3. Bạn phải giúp vào một tay vì những lý do này.

Dàn bài này là bản tóm dàn ý của một bài diễn văn khác:

1. Bảo đảm thu hút sự chú ý.

2. Chiếm được niềm tin.

3. Hãy nêu rõ các dữ kiện của bạn; giáo dục dân chúng theo các giá trị mà bạn đề xuất.

4. Khơi dậy những động lực thúc bách người ta hành động.


Cách thức các nhân vật nổi tiếng xây dựng bài nói chuyện

Cựu Nghị Sĩ Albert J. Beveridge đã viết một cuốn sách rất ngắn nhưng rất thực tiễn mang tựa là: Thuật nói trước Công chúng. “Diễn giả phải là một người thông thạo về đề tài của mình,” người tham gia nhiều chiến dịch chính trị nổi tiếng này đã nói. “Điều đó có nghĩa là mọi dữ kiện phải được thâu thập, sắp xếp, nghiên cứu, tiêu hoá – không chỉ dữ kiện về một khía cạnh – mọi sự. Và phải nắm vững đó là các dữ kiện, chứ không phải những giả định đơn thuần hoặc những khẳng định chưa được chứng minh. Đừng coi việc gì là đương nhiên cả. “Do đó hãy kiểm tra và xác minh mọi đề mục. Chắc chắn điều này có nghĩa là cất công nghiên cứu, nhưng về cái gì? Bạn không dự định thông báo, chỉ dẫn, và khuyến cáo đồng bào của bạn đấy chứ? Bạn không tự đặt mình là một người có quyền hành đấy chứ?”

“Sau khi thu thập và sắp xếp cá dữ kiện của bất cứ vấn đề nào, tự bạn hãy nghĩ ra giải pháp mà các dữ kiện đó đòi hỏi. Nhờ vậy bài diễn văn của bạn mới có tính độc đáo và sức mạnh riêng – nó mới sinh động và hấp dẫn. Sẽ có bạn trong đó. Rồi ghi lại các ý tưởng của bạn một cách rõ ràng và hợp lý bao nhiêu có thể.”

Nói cách khác, hãy trình bày các dữ kiện theo cả hai mặt, và rồi trình bày kết luật mà những dữ kiện đó làm sáng tỏ.

“Tôi bắt đầu”, Woodrow Wilson phát biểu khi được yêu cầu giải thích phương pháp của ông, “bằng một danh sách các chủ đề mà tôi muốn trình bày, sắp xếp chúng trong tâm trí theo các quan hệ tự nhiên của chúng – đó là, tôi ráp những chiếc xương của một vật lại với nhau, rồi tôi viết ra theo dạng tốc ký. Tôi rất quen với dạng viết này, vì tôi thấy rằng nó giúp tôi tiết kiệm khá nhiều thời gian. Làm xong, tôi dùng máy đánh chữ để chép lại trong khi tôi tiếp tục thay đổi các cụm từ, sửa lại câu cú, và thêm thắt đôi chút tài liệu.”

Theodore Roosevelt đã soạn các bài nói chuyện của ông theo phong cách đặc trưng Roosevelt: ông bới tung mọi dữ kiện, xét duyệt, đánh giá, xác định những phát hiện của dự kiện, và đi tới kết luật riêng khi ông cảm thấy chắc chắn là không thể lay chuyển. Rồi, với một tập ghi chép ở trước mặt, ông khởi sự đọc to và đọc rất nhanh bài diễn văn của mình hầu tạo ra một sự dồn dập, bộc phát và có hồn. Sau đó ông kiểm tra lại bản đánh máy, sửa lại, chèn thêm, xoá bớt, đánh dấu đầy những dấu viết chì, và rồi lại đọc lớn toàn bộ một lần nữa. Ông nói: “Tôi chẳng bao giờ đạt được điều gì mà không dày cao6ng, mà không cất công phán đoán, mà không hoạch định kỹ lưỡng.”

Ông thường mời các nhà phê bình đến nghe ông đọc. Ông không chịu tranh luận với họ về tính sắc sảo của những gì ông đã nói. Ông đã có quan điểm dứt khoát, và không thể thay đổi. Ông không cần người ta bảo cho ông biết phải nói gì, nhưng ông cần họ bảo cho ông biết phải nói cách nào. Ông xem đi xét lại các bản đánh máy, cắt xén, sửa, hoàn thiện. Đó chính là bài diễn văn mà các báo đăng tải. Tất nhiên, ông không đọc thuộc lòng. Ông diễn thuyết theo kiểu ứng khẩu. Vì thế bài nói chuyện được trình bày thường khác với bài được xuất bản và là bái nói được trau chuốt. Nhưng nhiệm vụ đọc to và kiểm tra là sự soạn thảo tuyệt vời. Nó làm cho ông quen thuộc với nguồn liệu, với thứ tự của các điểm. Nó mang lại cho ông một sự trôi chảy, xác thực và trau chuốt mà ông khó có thể kiếm được bằng bất cứ dạng thức soạn thảo nào khác.

Oliver Lodge nói cho tôi rằng trong khi đọc lớn các bài nói chuyện của mình – đọc nhanh và đọc có chất lượng như thể ông đang thực sự nói trước thính giả - ông đã khám phá đó là phương cách soạn thảo và luyện tập tuyệt vời.

Nhiều học viên khoa hùng biện nhận thấy thật sáng tỏ khi họ đọc vào máy thu băng và rồi nghe giọng của mình. Sáng tỏ? Đúng, và tôi e rằng đôi khi còn mang tính đánh tan ảo tưởng và gọt giũa nữa. Đó là một cách luyện tập bổ ích nhất. Tôi xin trân trọng giới thiệu.

Luyện tập bằng cách viết hẳn ra giấy những gì bạn sẽ nói buộc bạn phải suy nghĩ. Nó sẽ làm cho ý tưởng của bạn được sáng tỏ. Nó sẽ gài ý tưởng của bạn vào bộ nhớ. Nó sẽ giúp bạn bớt quẩn trí. Nó sẽ cải thiện cách diễn đạt của bạn.

Benjamin Franklin trong cuôn Tự truyện có nói tới cách thức ông cải thiện lối diễn đạt, sẵn sàng sử dụng từ ngữ, và tự học phương pháp sắp xếp tư tưởng. Câu chuyện về cuộc đời của ông thuộc văn chương cổ điển, nhưng, khác với hầu hết các tác phẩm cổ điển, nó dễ đọc và hầu hết sức thú vị. Mọi diễn giả và văn sĩ tương lai đều có thể nghiên cứu kỹ nó một cách đầy vui thú và ích lợi. Tôi cho rằng bạn sẽ thích đoạn trích tuyển mà tôi viện dẫn; đoạn đó như sau:

Vảo khoảng thời gian này tôi tình cờ gặp tập Khán Giả lẻ. Đó là tập ba. Trước đó tôi chưa bao giờ thấy tập nào cả. Tôi đã mua, đọc đi đọc lại và rất thích thú. Tôi nhận thấy thuật viết thật tuyệt. Tôi mong ước, và nếu được, tôi sẽ bắt chước. Với suy nghĩ như thế, tôi lấy ra vài tờ giấy, và ghi lại những gợi ý ngắn về ẩn ý trong từng câu. Tôi để chúng qua môt bên trong vài ngày, và rồi, không nhìn vào tập sách, tôi cố hoàn chỉnh các tấm giấy đó qua việc diễn tả đầy đủ từng ẩn ý đã từng được gợi ý, và đầy đủ như trước bao nhiêu có thể bằng bất cứ từ ngữ phù hợp nào mà tôi có lúc đó. Rồi tôi so sánh tập Khán giả của tôi với tập gốc, và khi phát hiện một số lỗi, tôi đã sửa lại. Tôi đã trữ được môt kho từ ngữ mà tôi dễ dàng nhớ lại và đem ra sử dụng. Đó là những từ mà tôi nghĩ rằng lẽ ra tôi phải thu lượm trước đó nếu như tôi tiếp tục làm thơ; từ lâu cơ hội thường xuyên gặp những từ cùng nội dung, nhưng khác độ dài, để hợp với khổ thơ, hoặc khác âm để hợp vận, đã luôn buộc tôi đi tìm những nét đa dạng, khắc ghi vào tâm trí và sử dụng thành thạo. Từ đó, tôi lấy vài truyện và xếp đặt lại. Đôi khi tôi cũng đảo lộn những tập ghi chép các gợi ý của tôi, và sau vài tuần tôi cố rút gọn chúng lại theo một trật tự tốt nhất, trước khi tôi bắt đầu hình thành các câu hoàn chỉnh và hoàn tất tờ ghi chép của tôi. Đây là phương pháp tôi tự học cách sắp xếp tư tưởng. Sau này, qua việc so sánh tác phẩm của tôi với tác phẩm gốc, tôi khám phá nhiều lỗi và tôi đã sửa lại; nhưng đôi khi tôi sung sướng tin rằng, trong một số chi tiết của một bài ngắn, tôi đã khá may mắn là có thể cải thiện phương cách sử dụng ngôn từ, và việc này khiến tôi nghĩ rằng sẽ có lúc tôi cũng có thể trở thành một văn sĩ khá giỏi, đó là điều tôi hết lòng mong ước.

Hãy chơi trò chơi một mình với các ghi chép của bạn

Trong chương vừa qua bạn được mời gọi để ghi chép. Sau khi ghi chép các ý tưởng và minh họa trên các mảnh giấy, bạn hãy chơi trò một mình với chúng – hãy rải chúng ra thành một loạt những đống dính nhau. Những đống dinh này phải hơn kém tiêu biểu cho các điểm chính của bài nói chuyện của bạn. Thải sạch trấu đi cho đến khi không còn gì khác ngoài lúa mạch hạng nhất – và ngay cả một số lúa mạch có lẽ cũng có thể bị bỏ qua một bên và không dùng tới. Không ai, nếu làm việc đúng đắn, lại có thể sử dụng một phần trăm tài liệu mà mình thâu thập.

Một diễn giả không bao giờ cắt đứt tiến trình kiểm tra này trước khi thực hiện bài diễn văn – cả khi diễn thuyết, diễn giả rất có thể nghĩ tới những điểm, những sửa đổi, những tinh lọc cần thực hiện.

Khi kết thúc một bài diễn văn, trên đường về nhà, một diễn giả giỏi thường nhận thấy là bài diễn văn của mình có tới bốn phiên bản: một bản mà anh ta đã soạn, một bản mà anh ta vừa trình bày, một bản mà báo chí cho rằng anh ta đã phát biểu, một bạn mà anh ta ước ao là mình đã trình bày.


“Liệu tôi sẽ sử dụng những ghi chép khi đang nói hay không?”

Dù là môt diễn giả ứng khẩu tuyệt vời, Lincoln, sau khi vào Nhà Trắng, không bao giờ thực hiện một bài diễn văn nào, ngay cả bài nói chuyện thân mật với Nội các của ông, mà trước đó ông lại không thận trọng ghi ra giấy. Dĩ nhiên, ông buộc phải đọc các bài diễn văn nhậm chức. Cách dùng từ chính xác của các văn bản quốc gia mang tính lịch sử của nhân vật đó thì quá quan trọng, không thể phó mặc cho ứng khẩu. Nhưng, khi trở về Illinois, Lincoln không bao giờ sử dụng những ghi chép trong khi nói. Ông cho biệt: “Chúng luôn có xu hướng làm cho thính giả mệt mỏi và lẫn lộn.”

Và ai trong chúng ta dám “cãi lại” ông ta? Chẳng phải là ghi chép làm tiêu tan khoảng năm mươi phần trăm hứng thú của bạn về một bài nói chuyện sao? Chẳng phải là chúng đã cản trở, hoặc ít ra gây khó khăn cho sự tiếp xúc và thân mật quý báu giữa diễn giả và thính giả sao? Chẳng phải chúng tao ra một sắc thái giả tạo sao? Chẳng phải chúng làm cho thính giả không khỏi nghĩ rằng liệu diễn giả có đủ tự tin và sức mạnh dự trữ mà lẽ ra họ phải có sao?

Tôi xin nhắc lại, hãy ghi chép trong lúc soạn diễn văn – ghi chép chi lợi ích và sâu sát. Có thể bạn sẽ muốn tham khảo những ghi chép này khi bạn tập nói một mình. Bạn có thể có cảm giác thoải mái hơn nếu bạn để sẵn chúng trong túi bạn khi bạn đối diện với thính giả; nhưng chúng chỉ nên được coi là dụng cụ cấp cứu thôi, chỉ sử dụng chúng trong trường hợp khẩn.

Nếu bạn buộc phải sử dụng những ghi chép, hãy ghi thật vắn tắt và ghi bằng chữ lớn trên một tờ giấy rộng. Rồi đến nơi mà bạn sẽ thuyết trình thật sớm và giấu chúng phía sau vài cuốn sách trên bàn. Chỉ liếc qua khi cần thiết, nhưng cố che đậy đừng để thính giả biết được yếu điểm của bạn.


Đừng học thuộc lòng nguyên văn

Đừng đọc, và đừng cố học thuộc lòng từng chữ bài nói chuyện của bạn. Điều đó mất vừa thời gian và chỉ chuốc thảm họa. Vì khi làm như vậy họ sẽ nghĩ lui, chứ không phải nghĩ tới, đi ngược lại tiến trình thông thường của trí tuệ con người. Toàn bộ trình bày của họ sẽ mang tính cứng nhắc, vô vị, tẻ nhạt và tầm thường. Tôi xin bạn chớ phí thời giờ và năng lực vào chuyện vô bổ đó.

Khi bạn có một cuộc phỏng vấn kinh doanh quan trọng liệu bạn có ngồi đó nhớ nguyên văn những gì bạn sắp nói không? Bạn có làm thế không? Chắc chắn là không. Bạn suy tư cho tới khi tâm trí của bạn nắm bắt rõ ràng các điểm chính. Bạn có thể ghi chép đôi chút và tham khảo một vài văn thư. Bạn tự nhủ: “Tôi sẽ nêu ra điểm này điểm nọ. Tôi sẽ nói rằng phải thực hiện một điều nào đó vì những lý do này nọ …” Rồi bạn tự liệt kê các lý do và minh họa bằng các trường hợp cụ thể. Đó chẳng phải là cách thức bạn chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn kinh doanh sao? Tại sao bạn không sử dụng cùng phương pháp thường tình đó trong khi soạn một bài nói chuyện?


Tóm lược

1. Napoleon nói: “Binh thuật là một khoa học mà nếu không tính toán và động não, người ta chẳng thể thành công được.” Điều đó cũng đúng với thuật diễn thuyết. Một bài nói chuyện là một cuộc hành trình. Nó phải được lập trình. Diễn giả nào chẳng khởi hành từ một nơi nào, thường cũng chẳng tới được đâu hết.

2. Không có luật chung và cứng nhắc dùng cho việc sắp xếp ứ tưởng và cấu trúc mọi bài nói chuyện. Mỗi bài diễn văn trình bày các vấn đề đặc thù của nó.

3. Khi đưa ra một điểm, diễn giả phải trình bày rốt ráo, sau đó không trở lại nữa. Muốn có minh họa, xin xem bài diễn văn đoạt giải nói về Philadelphia. Không thể nhảy từ điểm này qua điểm nọ rồi lại trở về điểm cũ như một chú dơi lúc trời choạng vạng.

4. Tiến sĩ Russell H. Conwell quá cố, đã xây dựng nhiều trong số các bài diễn văn của ông theo cách này:

a. Đưa ra các sự kiện

b. Lập luận từ đó

c. Kêu mời hành động

5. Có lẽ bạn sẽ nhận thấy dàn bài này rất hữu ích:

a. Nêu một điều sai trái

b. Nếu cách cứu chữa

c. Kêu mời hành động

6. Đây là một dàn bài tuyệt vời

a. Đảm bảo thu hút sự chú ý

b. Chiến được niềm tin

c. Hãy nêu rõ các dữ kiện của bạn

d. Khơi dậy những động lực thúc bách người ta hành động.

7. Cựu Nghĩ Sĩ Albert J. Beveridge đã khuyên: “Mọi dữ kiện trên cả hai khía cạnh của đề tài đều cần được thâu thập, sắp xếp, nghiên cứu, tiêu hóa. Hãy chứng minh, hãy nắm vững đó là các dữ kiện; rồi tự bạn nghĩ ra giải pháp cho các dữ kiện đó.”

8. Trước khi diễn thuyết, Lincoln đã nghĩ tới các kết luật với một mức độ chính xác toán học. Khi ông bốn mươi tuổi, và sau khi đã là một thành viên Quốc hội, ông đã nghiên cứu Euclid để ông có thể phát hiện ra tính ngụy biện trong đó và ông có thể chứng minh cho các kết luận của ông.

9. Khi Theodore Roosevelt soạn một bài diễn văn, ông đào bới mọi dữ kiện, đánh giá chúng, rồi đọc bài diễn văn lớn tiếng và rất nhanh, sửa lại bản đánh máy, và sau cùng đọc lớn toàn bộ một lần nữa.

10. Nếu được, hãy ghi băng bài nói chuyện của bạn và nghe lại.

11. Các ghi chép làm tiêu tan khoảng năm mươi phần trăm hứng thú của bài nói chuyện. Hãy tránh. Nhất là, chớ đọc bài nói chuyện của bạn. Thính giả khó có thể chịu đựng khi nghe một bài diễn văn được diễn giả đọc.

12. Sau khi bạn đã suy tính và sắp xếp bài nói chuyện, hãy lặng lẽ luyện tập nó khi bạn đi trên phố. Cũng hãy ẩn mình đâu đó để kiểm tra bài diễn văn từ đầu tới cuối, trong khi đó bạn có thể sử dụng cử điệu và không bị gò bó. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang diễn thuyết cho một khối thính giả thực sự. Bạn càng thực hành như thế, bạn càng cảm thấy thoải mái khi bạn thực sự bước lên diễn đàn.

Kỳ trước (6) . . . Kỳ tiếp theo (8)

2 nhận xét:

Doraemon25 nói...

Một lời chúc muộn... Nhưng Mon không quan trọng ngày tháng... và Mon hi vọng thầy cũng vậy. Chúc cho việc chèo đò của thầy vẫn gặp sóng gió... thậm chí gió to, bão lớn... nhưng con thuyền nhỏ ngày càng kiên cố... Những con người trên cùng một chuyến đò sẽ cùng nhau, vượt giông, gạt bão mà tiếp bước... Chuyến đò trôi nhanh... Sắp qua đến bờ bên kia mất rồi!

PHẠM VĂN MINH nói...

Cảm ơn Mon, một bông hoa nhỏ...
PVM