CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG PVM

"Cuộc đời hôn lên tôi bằng nỗi đau thương và buộc tôi phải đáp lại bằng lời ca tiếng hát" R. TAGORE


Trang đồng tác giả:
http://www.phantichkinhte123.com



Email của PVM:
minhphamvan2008@gmail.com
PHẠM VĂN MINH

11 thg 11, 2010

PHÁT TRIỂN LÒNG TỰ TIN VÀ TẠO ẢNH HƯỞNG BẰNG DIỄN THUYẾT (Kỳ 6)

CHƯƠNG 3

CÁCH NHỮNG DIỄN GIẢ NỔI TIẾNG CHUẨN BỊ BÀI DIỄN VĂN CỦA HỌ

Đã có lần tôi có mặt tại một buổi tiệc trưa của Câu lạc bộ Rotary New York mà trong đó vị diễn giả chủ chốt lại là một viên chức chính phủ nổi tiếng. Địa vị cao đã mang lại uy tín cho ông, và chúng tôi hớn hở mong đợi nghe ông nói. Ông đã hứa nói cho chúng tôi về các hoạt động của chính bộ phận mà ông đang làm việc; và đó là để tài mà hầu như mọi thương gia New York đều quan tâm.

Ông hiểu biết tường tận về đề tài của mình, có khi còn quảng diễn rộng hơn nữa, nhưng ông đã không chọn lọc, sắp xếp, và dàn ý cho bài diễn văn của mình. Và rồi với sự gan dạ của kẻ thiếu kinh nghiệm, ông đã cẩu thả và mù quáng nhảy thẳng vào đề tài mà không biết mình sẽ đi về đâu.

Tắt một lời, tâm trí ông ta lúc đó đúng là một mớ bòng bong, và bữa tiệc tinh thần mà ông đãi chúng tôi chẳng ra làm sao. Trước tiên ông mang kem lên, rồi ông đặt món xúp trước mặt chúng tôi. Kế đó là món cá và trái cây. Tôi chưa bao giờ thấy một diễn giả nào cực kỳ lúng túng như ông. Ông ra sức nói năng theo kiểu ứng khẩu; nhưng rồi, với vẻ tuyệt vọng, ông rút trong túi một mớ những ghi chép, lúng ta lúng túng mò mẫm tìm hết trang này tới trang nọ, cố tự định hướng để tìm cách thoát ra khỏi vùng hoang mạc trong khi vẫn cố phát biểu, nhưng càng lúc càng tỏ ra bất lực hơn, lạc lõng hơn, lúng túng hơn và bối rối hơn. Mồ hôi đẫm trán vì hốt hoảng, ông run rẩy thấm từng giọt mồ hôi đang toát ra ở trán. Ngồi giữa đám thính giả chúng tôi đã quan sát cảnh thất bại đó mà thấy thương cảm và đau lòng. Chúng tôi cũng thực sự bị bối rối lây. Nhưng bằng một sự gan lì hơn là thận trọng, diễn giả vẫn tiếp tục, tiếp tục nói năng vụng về, săm soi những ghi chép, kiếu lỗi và uống nước. Ngoại trừ bản thân ông còn mọi người đều cảm thấy cảnh tượng đó sớm dẫn đến thảm kịch, nhưng rồi tất cả chúng tôi đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi ông an tọa, chấm dứt cảnh hấp hối của mình. Đó là một trong những buổi diễn thuyết khó chịu nhất mà tôi đã từng gặp; còn ông là diễn giả đáng hổ thẹn và nhục nhã nhất mà tôi đã từng thấy. Ông đã thực hiện bài diễn văn như Rousseau nói về cách thức một bức thư tình nên viết như thế nào: ông ta đã khởi sự mà chẳng biết mình sẽ nói gì, và ông ta đã kết thúc mà chẳng biết mình đã phát biểu gì.

Bài học cảu câu chuyện này giống như ý kiến của Herbert Spencer: “Khi kiến thức của một người không có thứ tự lớp lang, kiến thức của anh ta càng nhiều, thì tư tưởng của anh ta càng lộn xộn.”

Chẳng một ai có đầu óc lành mạnh lại bắt đầu xây nhà mà lại không lên kế hoạch; vậy tại sao một người sẽ diễn thuyết lại chẳng có lấy một dàn bài hay một chương trình nào cả?

Một bài diễn văn là một chuyến du hành có mục đích, và nó phải được hoạch định. Kẻ chẳng khởi hành từ một nơi nào cả thì cũng chẳng tới được đâu hết.

Tôi mong mình có thể vẽ câu nói sau đây của Napoleon bằng chữ đỏ chói trên mọi ô cửa, nởi các học viên theo học khóa ăn nói trước công chúng: “Binh thuật là một khoa học mà nếu không tính toán và động não, người ta chẳng thể thành công được.” Điều đó cũng đúng đối với việc diễn thuyết. Nhưng liệu các diễn giả có nhận ra điều đó không – hoặc, nếu nhận ra – họ có luôn hoạt động theo đúng như thế không? Họ đã không. Phải nhấn mạnh rằng họ đã không nhận ra. Nhiều bài nói chuyện chỉ là những chuyện vặt vãnh được hoạch định và sắp xếp chỉ hơn một tô cá hầm.

Làm cách nào để sắp đặt một loạt ý tưởng sao cho hiệu quả nhất? Không ai có thể trả lời trước khi nghiên cứu những ý tưởng đó. Đây luôn là một vấn đề mới, một câu hỏi muôn thuở mà mọi diễn giả phải hỏi và trả lời không biết bao nhiêu lần. Không thể đưa ra một luật chung được; nhưng, dù sao chúng ta có thể vắn tắt minh họa, qua một trường hợp cụ thể, sự sắp xếp có lớp lang mang lại ý nghĩa cho chúng ta.

Cách kết cấu một bài diễn văn đoạt giải

Đây là một bài diễn văn được trình bày vài năm trước đây trước Hiệp hội Quốc gia các ủy ban Bất Động Sản. Nó đoạt giải nhất trong cuộc thi cùng với hai mươi bảy bài diễn văn khác nói về các thành phố khác nhau – và ngày nay nó vẫn là bài diễn văn đoạt giải! Bài diễn văn này được kết cấu hay và chứa các dữ kiện rõ ràng, sống động và thú vị. Nó có hồn. Nó tiến không ngừng. Nó đáng đọc và nghiên cứu.

Kính thưa Ngài Chủ tịch và Quý vị:

Mãi 144 năm trước đây, đất nước Hoa Kỳ vĩ đại này, đã khai sinh trong Thành phố Philadelphia của tôi, do vậy thật tự nhiên, một thành phố có được một dấu ấn lịch sử như thế ắt phải có tinh thần rất Mỹ. Tinh thần này không chỉ làm cho nó trở thành một trung tâm công nghiệp vĩ đại nhất nước, mà còn là một trong những thành phố lớn nhất và đẹp nhất trên toàn thế giới.

Philadelphia có dân số gần hai triệu người, và thành phố của chúng ta có diện tích bằng diện tích của Milwaukee và Boston, Paris và Berlin cộng lại, và trong số 130 dặm vuông lãnh thổ, chúng ta đã dành ra gần 8.000 mẫu Anh đất tốt nhất để làm công viên, quảng trường và đại lộ xinh đẹp, ngõ hầu dân chúng có chỗ thích hợp để giải trí và vui chơi, và có được môi trường tốt vốn thuộc về mọi người Mỹ tao nhã.

Thưa quý vị, Philadelphia không chỉ là một thành phố lớn, sạch và đẹp, nó còn nổi tiếng khắp nơi như một xưởng thợ vĩ đại của thế giới, mà lý do nó được gọi là xưởng thợ của thế giới chính vì chúng ta có một đạo quân khổng lồ trên 400.000 người làm việc trong 9.200 cơ sở công nghiệp. Cứ mười phút hoạt động, các cơ sở này sản xuất ra được một lượng hàng hoá hữu dụng trị giá các trăm ngàn Mỹ kim, và theo một nhà thống kê nổi tiếng, không một thành phố nào trong nước có thể sánh với Philadelphia về mặt sản xuất đồ len, đồ da, đồ đan, hàng dệt, nón nỉ, đồ ngũ kim, vật dụng, bình ắc quy, tàu thép và rất nhiều thứ khác nữa. Cứ hai tiếng đồng hồ, cả ngày lẫn đêm, chúng ta chế tạo ra được một đầu máy xe lửa, mà hơn phân nữa dân số của đất nước rộng lớn này đi trên các xe điện được chế tạo tại Thành phố Philadelphia. Cứ mỗi phút chúng ta sản xuất ra được một ngàn điếu xì gà, và năm ngoái, tại 115 nhà máy chế tạo hàng dệt kim của chúng ta, hai cặp vớ dài cho mọi người nam, nữ và trẻ em trong đất nước này. Chúng ta sản xuất thảm nhiều hơn toàn bộ số thảm của nước Anh và Ireland cộng lại, và trong thực tế, tổng số kinh doanh thương mại và công nghiệp của chúng ta thì lớn đến độ các khoản thanh toán bù trừ ở ngân hàng của chúng ta, lên đến ba mươi bảy tỷ Mỹ kim.

Nhưng, thưa quý vị, trong khi chúng ta rất hãnh diện về tiến bộ tuyệt vời trong ngành công nghiệp của chúng ta, và trong khi chúng ta cũng hãnh diện vì được xếp vào một trong những trung tâm y khoa, mỹ thuật và giáo dục lớn nhất trong nước, thế nhưng, chúng ta còn cảm thấy hãnh diện hơn nữa khi chúng ta có nhiều căn họ riêng lẻ ở Philadelphia, chúng ta có tới 397.000 căn hộ riêng biệt, và nếu các căn hộ này được bố trí tiếp nối nhau trên các lô đất hai mươi lăm bộ, theo môt hàng duy nhất, thì nó sẽ kéo dài từ Philadelphia xuyên qua Phòng Hội Nghị này, tại thành phố Kansas, và rồi đi tiếp tới Denver, một quảng đường là 1.881 dặm.

Thế nhưng, điều tôi muốn quý vị đặc biệt chú ý tới chính là sự kiện đầy ý nghĩa này: hàng chục ngàn căn hộ đó lại do chính dân lao động trong thành phố của chúng ta làm chủ và sinh sống trong đó, và khi một người làm chủ mảnh đất mà anh ta đang đứng và mái nhà trên đầu anh ta, thì không một lập luận đã từng được đưa ra nào có thể làm cho người đó tiêm nhiễm những căn bệnh ngoại nhập, nghĩa là một chủ nghĩa ngoại lai nào đó.

Philadelphia không phải là vùng đất mầu mỡ cho những thứ chủ nghĩa ấy, vì các căn hộ của chúng ta, các học viện của chúng ta và ngành công nghiệp khổng lồ của chúng ta được sản sinh ra từ chính tinh thần Mỹ đích thực đã chào đời tại thành phố của chúng ta, và là một di sản của cha ông chúng ta. Philadelphia là thành phố nhóm họp Quốc hội đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc; nó là thành phố diễn ra các cuộc ký kết Bản Tuyên ngôn Độc lập; nó là thành phố có các di vật thân thương nhất của Mỹ, Tháp chuông Tự do, đã tạo nguồn cảm hứng cho hàng chục ngàn người, cả nham, nữ và trẻ em, để chúng ta tin rằng chúng ta có một sứ điệp linh thiêng, đó là không tôn thờ bò vàng, nhưng quảng bá tinh thần của người Mỹ, và giữ cho những ngọn lửa tự do luôn bùng cháy, để một khi Thượng đế cho phép, Chính quyền của Washington, Lincoln và Theodore Roosevelt có thể trở thành nguồn cảm hứng cho toàn nhân loại.”

Chúng ta hãy cùng phân tích bài diễn văn đó. Chúng ta sẽ xem nó được kết cấu ra sao và đạt hiệu quả như thế nào. Trước tiên, nó có đầu có đuôi. Đó là một đặc điểm tuyệt hảo – tuyệt hảo hơn bạn thường nghĩ. Nó xuất phát từ một nơi. Nó tới thẳng đó như những chú ngỗng trời đang bay. Nó không la cà. Nó không phí thời gian.

Nó mang tính mới mẻ và cá nhân. Diễn giả mở đầu bằng cách nói tới một cái gì đó về thành phố của mình mà các diễn giả khác không thể có để nói về thành phố của họ: ông cho thấy thành phố của ông là nơi sinh thành của cả nước.

Ông khẳng định nó là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Nhưng lời khẳng định đó mang tính tổng quát, cũ rích; đứng một mình, nó chẳng gây được bao nhiêu ấn tượng. Diễn giả biết điều đó; do đó ông giúp thính giả hình dung ra tầm vĩ đại của Philadelphia qua việc nêu ra rằng nó “có diện tích ngang bằng với kích cỡ của Milwaukee, Boston, Paris và Berlin gộp lại.” Điều đó hì rõ ràng và cụ thể. Thật thú vị. Thật đáng kinh ngạc. Nó gây ấn tượng. Nó nói lên được nhiều hơn cả một trang toàn những con số thống kê.

Kế đó ông tuyên bố rằng Philadelphia thì “nổi tiếng khắp nơi như là xưởng thợ vĩ đại của thế giới.” Có vẽ phóng đại phải không? Giống như tuyên truyền. Nếu ông chuyển ngay sang một điểm mời, ông sẽ chẳng thuyết phục được ai. Nhưng không. Ông tạm dừng để chỗ liệt kê các sản phẩm mà Philadelphia dẫn đầu thế giới: “Đồ len, đồ da, đồ đan, hàng dệt, nón nỉ, đồ ngũ kim, vật dụng, bình ắc quy, tàu thép.”

Lúc này không còn vẻ tuyên truyền nữa phải không?

Philadelphia “cứ hai tiếng đồng hồ, cả ngày lẫn đêm, chế tạo ra được một đầu máy xe lửa, và hơn phân nữa dân số của đất nước rộng lớn này đi trên các xe điện được chế tạo tại Thành phố Philadelphia.”

Chúng ta nghĩ: “Vậy mà có bao giờ tôi biết điều đó đâu. Có lẽ hôm qua tôi đi lên thành phố trên một trong những chiếc xe đó. Ngày mai tôi sẽ xem thành phố của tôi mua xe ở đâu.”

“Mỗi phút một ngàn điếu xì gà … hai đôi vớ dài cho mọi người đàn ông, đàn bà và trẻ em trên đát nước này.”

Chúng ta còn ấn tượng hơn “có lẽ xì gà ưa chuộng của tôi được làm tại Philadelphia… và những chiếc vớ tôi đang mang…”

Kế đó diễn giả làm gì? Ông nhảy về chủ đề tầm cỡ Philadelphia mà lúc đầu ông đã đề cập để trình bày cho chúng ta một dữ kiện nào đó mà lúc đó ông đã quên chăng? Không, không đời nào. Ông bám sát một điểm cho tới khi ông nói chấm dứt nó, ông đã nói xong xuôi, và không bao giờ cần quay trở lại. Thưa Ngài Diễn Giả, chúng tôi thật biết ơn ngài về điều đó. Vì có gì lộn xộn và rối ren hơn là gặp phải một diễn giả phóng tứ điều này qua điều nọ rồi lại lao trở lại điều cũ một cách thất thường y như chú dơi lúc trời chạng vạng? Ấy thế mà nhiều diễn giả lại hành động như thế. Thay vì trình bày các điểm của mình theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, ông ta lại trình bày theo kiểu đội trưởng bóng đá thực hiện khi ra hiệu – 27, 34, 19, 2. Không, ông ta còn tệ hơn. Ông ta trình bày như thế này – 27, 34, 27, 19, 2, 34, 19.

Thế nhưng, vị diễn giả của chúng ta tiến thẳng theo thời biểu, không bao giờ vẩn vơ, không bao giờ quay trở lại, không quẹo trái mà cũng chẳng quẹo phải, nhưng cứ thẳng một mực chẳng khác gì một trong những đầu máy xe lửa mà ông nói tới.

Nhưng, tới đây ông bị rơi vào điểm yếu nhất của toàn bài diễn văn: Philadelphia, ông tuyên bố, là “một trong những trung tâm y học, mỹ thuật và giáo dục lớn nhất của đất nước này.” Ông chỉ đơn thuần thông báo điều đó; rồi ông vội nói sang một điều khác – chỉ với mưới tám chữ để linh hoạt hoá dữ kiện đó, để làm cho nó sống động, để khắc ghi nó và trí nhớ. Chỉ mười tám chữ đã mất hút, chìm nghỉm, trong một câu chứa đựng cả thảy chín mươi lăm từ. Không hiệu quả. Chắc chắn là không. Trí não con người không giống như sợi dây của những chiếc bẫy thú. Ông dành quá ít thời gian cho điểm này, ông quá khái quát, quá mơ hồ, chính ông thiếu ấn tượng đến độ tác động ấy nơi người nghe hầu như là con số không. Lẽ ra ông đã phải làm gì? Ông ta nhận ra mình có thể đưa ra điểm này với cùng một kỹ thuật riêng mà ông đã sử dụng khi đưa ra dữ kiện Philadelphia là xưởng thợ của thế giới. Ông biết điều đó. Ông cũng biết rằng trong suốt cuộc thi ông phải đem theo một đồng hồ bấm giờ ngừng, và biết rằng ông còn năm phút, chứ không thêm một giây; do đó ông phải lướt qua điểm này hoặc coi nhẹ các điểm khác.

Có “nhiều căn hộ riêng lẻ ở Thành phố Philadelphia hơn bất cứ thành phố nào khác trên toàn thế giới.” Ông ta đã làm cho ý này trong chủ đề được ấn tượng và thuyết phục như thế nào? Trước tiên, ông người đưa ra con số: 397.000. Tiếp đó ông hình dung con số đó: “Nếu các căn hộ này được bố trí tiếp nối nhau trên các lô đất hai mươi lăm bộ, theo một hàng duy nhất, thì cái hàng đó sẽ kéo dài từ Philadelphia xuyên qua Phòng Hội nghị này, tại thành phố Kansas, rồi đi tiếp tới Denver, một quãng đường là 1.881 dặm.”

Thính giả có lẽ quên mất con số mà ông đưa ra trước khi ông kết thúc câu đó. Nhưng họ có quyên hình ảnh đó không? Không đời nào họ có thể quên được.

Khỏi cần nói thêm về những dữ liệu buồn tẻ. Thế nhưng thuật hùng biện không được tạo khuôn từ những thứ đó. Vị diễn giả này đã hăng say tạo ra một đỉnh cao, đánh động lòng người, khơi nguồn tình cảm. Do vậy giờ đây khi nói tới căn hộ, ông liền đề cập tới yếu tố tình cảm. Ông nói lên quyền sở hữu những căn hộ đó có ý nghĩa gì đối với tinh thần của thành phố. Ông lên án “những căn bệnh ngoại nhập.” Ông tán dương Philadelphia là “nguồn gốc của nền tự do của Hoa Kỳ.” Tự do! Một từ đầy ma lực, một từ chứa chan cảm xúc, một tình cảm mà vì đó bao triệu con người đã hy sinh tính mạng. Chính cụm từ đó thì hay, nhưng nó còn hay hơn gấp bội khi ông hỗ trợ bằng những trích dẫn cụ thể từ các sự kiện lịch sử và các tài liệu quý, linh thiêng đối với tâm hồn của các thính giả… “ Nó là thành phố khai sinh quốc kỳ Mỹ; nó là thành phố diễn ra cuộc ký kết Bản Tuyên ngôn Độc lập… Tháp chuông Tự Do… sứ điệp linh thiêng… quảng bá tinh thần Mỹ, và giữ cho những ngọn lửa tự do luôn bùng cháy, để một khi Thượng đế cho phép, Chính quyền của Washington, Lincoln và Theodore Roosevelt có thể trở thành nguồn cảm hứng cho toàn nhân loại.” Đó quả là một đỉnh điểm!

Nói về sự kết cấu một bài nói chuyện như thế kể cũng đủ rồi. Nhưng cho dù theo quan điểm cấu trúc thì bài diễn văn này quả đáng khâm phục, nhưng nó có thể rơi vào chỗ thảm bại, nó có thể dễ dàng trở thành con số không, nếu nó được trình bày theo một cung cách trầm tĩnh thiếu hồn và sinh khí. Nhưng vị diễn giả này đã trình bày bài diễn văn y như cách thức ông đã soạn, bằng một tình cảm và sự hăng say phát sinh từ sự chân tình sâu xa nhất. Chúng ta chẳng chút ngỡ ngàng khi nó đoạt giải nhất và được tặng cúp Chicago.


Kỳ trước (5) . . . Kỳ tiếp theo(7)

Không có nhận xét nào: