CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG PVM

"Cuộc đời hôn lên tôi bằng nỗi đau thương và buộc tôi phải đáp lại bằng lời ca tiếng hát" R. TAGORE


Trang đồng tác giả:
http://www.phantichkinhte123.com



Email của PVM:
minhphamvan2008@gmail.com
PHẠM VĂN MINH

17 thg 2, 2012

PHÁT TRIỂN LÒNG TỰ TIN VÀ TẠO ẢNH HƯỞNG BẰNG DIỄN THUYẾT (Kỳ 12)

Chương 8. CÁCH MỞ ĐẦU BÀI NÓI CHUYỆN

Có lần tôi đã hỏi Tiến sĩ Lynn Harold Hough, cựu hiệu trưởng Đại học Northwestern, là với kinh nghiệm thâm niên của một diễn giả thì yếu tố nào là quan trọng nhất. Sau khi suy nghĩ một lát, ông đáp: “Nếu mở đầu thật hấp dẫn, nó tức khắc cuốn hút sự chú ý.” Ông đã soạn trước hầu như chính xác những từ của phần mở và phần kết. John Bright, Gladstone, Webster, Lincoln đếu làm như thế. Trong thực tế thì mọi diễn giả có lương tri và kinh nghiệm cũng đều làm như vậy.

Nhưng diễn giả mới vào nghề thì sao? Hiếm khi. Công việc soạn thảo đòi hỏi thời gian, tư duy va sức mạnh của ý chí. Động não là một tiến trình gian khổ. Thomas Edison đã lấy lời trích này từ Joshua Reynolds rồi ghim lên tường các nhà máy của ông ta: không một kế hoạch nào mà con người dùng tới lại tránh được sự lao nhọc thật sự của tiến trình tư duy.

Người mới vào nghề thường hay phó thác cho cảm hứng bất chợt mà kết quả là họ thấy:

Ngỗn ngan chông gai và cạm bẫy

Con đường anh ta sắp rảo qua.

Northcliffe, người đã phấn đấu vươn lên từ khoản thù lao ít ỏi hàng tuần để trở thành ông chủ báo giàu có và thế lực nhất trong Đế chế Anh, đã nói rằng năm từ của Pascal đã giúp ông thành công hơn bất cứ thứ gì khác mà ông đã đọc được:

Thấy trước là thống trị

Đó cũng phải là phương châm tuyệt vời nhất mà bạn nên đặt trên bàn khi bạn soạn diễn văn. Thấy trước cách thức bạn sẽ bắt đầu khi tâm trí tỉnh táo để nắm bắt mọi lời bạn sẽ phát biểu. Thấy trước ấn tượng nào bạn sẽ để lại sau cùng – khi không có gì khác theo sau để xóa mờ nó.

Mãi từ thời Aristotle, những sách viết về đề tài này đã phân chia bài diễn văn ra làm ba phần: phần mở, phân thân và phấn kết. Cho mãi tới gần đây, phần mở thường thì, ung dung như đi một chuyến xe độc mã. Khi đó diễn giả vừa là người đưa tin vừa là người giúp vui. Một trăm năm trước đây, diễn giả thường lấp đầy cái lỗ hổng trong cộng đồng mà ngày nay được trám kín bởi báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, điện thoại và rạp hát.

Nhưng các điều kiện đã đổi thay đến kinh ngạc. Thế giới đã sang trang. Các phát min trong một trăm năm vừa qua đã tăng tốc nhịp sống lên hơn muôn thời kỳ trước kia kể từ đời vua Belshazzar và Nebuchadnezzar. Nào xe hơi, máy bay, truyền thanh, truyền hình; chúng ta đang chuyển động với một tốc độ gia tăng. Và diễn giả phai đi theo độ nhanh hối hả của thời đại. Nếu bạn sắp sử dụng phần mở đầu, hãy tin tôi đi, nó phải ngắn như một bảng quảng cáo vậy. Đây là tâm trạng của thính giả trung bình ngày nay: “Có gì để nói không? Được, xin nói nhanh và thêm thắt thật ít thôi. Miễn hùng biện! Mau mau trưng ra cho chúng tôi những sự kiện rồi an tọa.”

Giám đốc kinh doanh của Công ty National Cash Register đã khai mào một trong những bài diễn văn cho các nhân viên như sau. Chỉ ba câu nói trong phần mở; và tất cả đều dễ nghe, đều có sinh khí và nghị lực:

Quý bạn nhận đơn đặt hàng chính là những người phải giữ cho khói thoát khỏi ống khói của nhà máy. Lượng khói phát ra từ ống khói của chúng ta suốt hai tháng hè vừa qua chưa đủ nhiều để phủ đen một vùng rộng lớn. Vì những ngày oi ả đã qua đi và mùa phục hưng kinh doanh đã bắt đầu, chúng tôi sẽ trình bày cho quý bạn một yêu cầu văn tắt, rõ ràng về đề tài: chúng ta cần thêm khói.

Nhưng các diễn giả thiếu kinh nghiệm thường đạt sự nhanh lẹ và xúc tích đáng giá trong phần mở không? Đa số diễn giả không được đào tạo và thiếu kinh nghiệm thường khai mào bằng một trong hai cách sau – cả hai đều kém. Chúng ta thảo luận ngay liên đây.

Hãy thận trọng khi mở đầu bằng một câu chuyện khôi hài

Vì một nguyên do đáng tiếc nào đó, những người tập sự thường cảm thấy mình phải khôi hài trong vai trò một diễn giả. Xin bạn nhớ cho, theo bản chất, ta có thể trang trọng như tự điển bách khoa, hoàn toàn lạnh lùng…; thế nhưng lúc anh ta đứng lên phát biểu anh ta lại tưởng tượng là mình cảm thấy, hoặc mình phải cảm thấy thần khí của Mark Twain ngự xuống trên anh ta. Do vậy, anh ta có khuynh hướng mở đầu bằng một câu chuyện khôi hài, đặc biệt nếu đó là dịp sau bữa tối. Chuyện gì xảy ra? Cơ hội mười mươi là câu chuyện kể đó, phong cách của người kể chuyện mới mẻ này, sẽ nặng nề như từ điển. Có khả năng là những câu chuyện của anh ta không “thành công”. Theo ngôn ngữ bất hủ của Hamlet, thì chúng tỏ ra là “buồn tẻ, nhạt nhẽo, vô vị và không có lợi.”

Nếu một diễn viên hài diễn kiểu đó trước khan giả phải bỏ tiền mua vé, chắc hẳn khán giả sẽ “la ó” và hô to “lôi cổ hắn xuống”. Nhưng một nhóm thính giả trung bình thường cũng rất cảm thông khi họ nghe một diễn giả; nhờ vậy, do nhân ái, họ cố hết sức tạo ra vài tiếng cười khúc khích; cho dù, trong thâm tâm, họ thương hại cho vị diễn giả thích làm ra vẻ khôi hài đó vì đã thất bại! Chính họ cảm thấy không được thoải mái. Bạn đã chẳng có đôi lúc chứng kiến cái kiểu thất bại này sao?

Trong mọi lãnh vực khó khăn của diễn thuyết, cái gì khó khăn hơn, phải chăng đấy là khả năng làm cho thính giả cười? Khả năng hài hước là một vấn đề nhạy cảm; chủ yếu nó là vấn đề thuộc cá tính và tư cách.

Hãy nhớ rằng tự thân một câu chuyện hiếm khi mang tính khôi hài. Chính phong cách kể mới làm cho nó thành công. Chín mươi chín trong số một trăm người đều thất bại thê thảm với cùng những câu chuyện đã làm cho Mark Twain trở thành nổi tiếng. Hãy đọc những câu chuyện mà Lincoln đã lập đi lập lại tại các quán trọ thuộc Khu Tòa án số Tám ở Illinois, những câu chuyện mà người ta đi xe từ bao nhiêu dặm để được nghe, những câu chuyện mà, theo một người chứng kiến tận mắt, đôi khi đã làm cho người địa phương vỗ tay nghiêng ngả như muốn lăn khỏi ghế. Hãy đọc lớn tiếng những câu chuyện ấy cho gia đình bạn nghe để xem bạn có thể khơi lên một nụ cười nào không. Đây là một câu chuyện Lincoln đã từng kể một cách thành công vang dội. Tại sao bạn không thử xem? Thử một mình thôi – chớ kể trước thính giả. Một du khách lỡ đường, đang cố băng qua những con lộ lầy lội của vùng thảo nguyên Illinois để về nhà, sấm sét xé toang những áng mây giận dữ chẳng khác nào một vụ nổ mìn. Những loạt chớp đánh đổ bao cây cối. Tiếng gầm thét muốn điếc cả tai. Sau cùng, một tiếng nổ inh tai hơn, kinh khủng hơn bất kỳ tiếng nổ nào mà con người bất lực kia đã từng nghe thấy trong đời, đã làm ông ta phải quỳ gối. Thường ông ta không quen cầu nguyện, nhưng giờ đây ông đang hổn hển thốt ra: “Ôi lạy Chúa, nếu chẳng thành vấn đề gì đối với Ngài, xin ban cho con thêm chút ánh sáng và bớt đi chút tiếng ồn.”

Bạn có thể là một trong những cá nhân được may mắn phú bẩm cho biệt tài khôi hài đó. Nếu thế, bằng mọi cách, hãy vun trồng nó. Bạn sẽ được thính giả tiếp đón nồng hậu gấp ba lần mỗi khi bạn diễn thuyết. Nhưng nếu tài năng của bạn nằm trong chiều hướng khác, bạn chớ điên rồ - chớ bị mắc mưu – để mà cố khoách tấm áo choàng của Chauncey M. Depew.

Nếu bạn định nghiên cứu diễn văn của Lincoln và Job Hedges, bạn sẽ ngạc nhiên về vài câu chuyện mà họ đã kể, đặc biệt trong phần mở. Edwin James Cattell tâm sự với tôi rằng ông không bao giờ kể một câu chuyện khôi hài chỉ vì khôi hài. Nó phải có liên quan và minh họa cho một điểm nào đó. Khôi hài chỉ là lớp kem phủ trên một chiếc bánh ngọt, chỉ là sôcôla giữa những lớp bánh, chứ không phải chính cái bánh ngọt đó. Strickland Gillilan, một trong những diễn giả khôi hài nhất nước Mỹ, đã đưa ra một luật là không bao giờ kể chuyện trong ba phút đầu tiên của bài diễn thuyết. Nếu ông ta đã nhận thấy thói quen đó là nên làm, tôi lấy làm lạ là nếu bạn và tôi lại không nhận ra.

Vậy phần mở có cần phải nặng nề, chậm rãi, cồng kềnh và trịnh trọng quá đáng không? Không đời nào. Hãy kích thích tính dễ cười của chúng ta, nếu bạn có thể làm được điều đó, bằng một tham khảo địa phương nào đó, bằng một cái gì có liên quan tới dịp bạn diễn thuyết hoặc những nhận xét của một diễn giả nào khác. Hãy quan sát một điều phi lý nào đó. Phóng đại nó ra. Kiểu khôi hài đó có khả năng thành công nhiều gấp bốn mươi lần những chuyện tiếu lâm buồn tẻ về Pat và Mike, một bà mẹ vợ hay một chú dê.

Có lẽ cách tốt nhất để gây cười là kể một câu chuyện khôi hài về chính bạn. Hãy mô tả bạn trong một tình huống buồn cười và khó xử nào đó. Điều đó đi sâu vào chính cái cốt lõi của khôi hài. Người Eskimo cười cả cái anh chàng bị gẫy chân. Người Trung Hoa còn cười khoái trá khi thấy một chú chó rớt khỏi cửa sổ lầu hai và chết toi. Chúng ta biết cảm thông hơn thế một chút, nhưng chúng ta đã chẳng cười khi thấy một anh chàng rượt đuổi chiếc nón của mình, hoặc bị trượt vỏ chuối đấy sao?

Hầu như bất cứ ai cũng có thể làm cho thính giả cười bằng cách gom những ý tưởng hay những phẩm tính không ăn nhập với nhau, ví dụ, lời phát biểu của một người viết báo cho rằng anh ta “ghét trẻ em, lòng bò và các đảng viên Đảng Dân chủ.”

Hãy chú ý tới cách thức Rudyard Kipling đã khéo léo tạo nên những tiếng cười trong phần mở cho một trong những bài diễn văn mang tính chính trị của ông tại Anh. Ở đây ông đang thuật lại, khám phá những giai thoại bịa đặt, nhưng là vài kinh nghiệm của riêng ông và ông khôi hài nhấn mạnh những điểm không ăn khớp của chúng:

Kính thưa quý vị, quý bà và quý ông: hồi còn là một thanh niên, tôi từng tường thuật lại các vụ tội phạm cho một tờ báo đã thuê tôi. Đó là một công việc thích thú vì nó giúp tôi gặp được những tên sát nhân và những nhà thể thao dám nghĩ dám làm thuộc loại này. (cười). Đôi khi, sau khi tường thuật các vụ xét xử họ, tôi từng đi thăm các bạn của tôi trong tù khi họ đang phải thi hành án. (cười). Tôi còn nhớ một người thoát án tử hình do tội giết người. Hắn là một người thông minh, ăn nói ngọt như mía lùi và hắn đã kể cho tôi nghe cái mà hắn gọi là câu chuyện đời hắn. Hắn nói: “Tôi xin thú thật rằng khi một người trở nên không thành thật, một điều này lại dẫn tới một điều khác cho tới khi anh ta nhận thấy chính mình ở trong cái thế phải khử trừ một ai đó để sống lương thiện trở lại.” (cười). Vâng, điều đó mô tả chính xác tư thế hiện nay của nội các. (cười và reo hò).

Sau đây là cách William Howard Taft cố tạo ra đôi chút khôi hài tại buổi yến tiệc hằng năm dành cho những nhà quản lý của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Metropolitan, phần đẹp nhất đó là: ông ta vừa khôi hài lại vừa khéo khen thính giả của mình:

Kính thưa Ngài Chủ tịch và Quý vị thuộc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Metropolitan:

Khoảng chính tháng trước đây tôi ở bên ngoài căn nhà cũ của tôi, và tôi được nghe một bài diễn văn sau bữa tôi do một người đàn ông lịch lãm có phần hơi run khi diễn thuyết. Và ông cho biết là ông đã tham khảo một người bạn đầy kinh nghiệm trong việc diễn thuyết sau bữa tối. Người bạn này đã khuyên ông rằng loại thính giả tốt nhất để phát biểu, với tư cách là một diễn giả sau bữa tối, chính là thính giả nào thông minh, học thức nhưng tăng tăng. (cười và vỗ tay). Bây giờ, tất cả những gì tôi có thể nói chính là thính giả này, một trong những thính giả tốt nhất tôi đã từng thấy dành cho một diễn giả sau bữa tối. Một cái gì đó đã bù đắp cho sự thiếu vắng yếu tố mà nhận xét đó ám chỉ (vỗ tay), và tôi phải cho rằng nó chính là tinh thần của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Metropolitan. (vỗ tay kéo dài).

Đừng bắt đầu bằng một lời xin lỗi

Sai lầm đáng quan tâm thứ hai mà người mới bắt đầu bước vào nghề diễn thuyết có thói quen làm trong phần mở của mình, đó là: ông ta xin lỗi. “Tôi không phải là một diễn giả… Tôi chưa chuẩn bị để nói… Tôi chẳng có gì để nói…”

Đừng làm thế! Đừng làm thế! Những lời khai mào của một bài thơ do Kipling là: “Nói thêm cũng chẳng ích gì.” Đó chính là cảm nghĩ của thính giả khi một diễn giả mở đầu bài diễn văn theo lối đó.

Dù sao, nếu bạn không soạn, một số người trong chúng tôi cũng sẽ phát hiện mà chẳng cần bạn nói. Những người khác thì không. Tại sao bạn lại lôi kéo sự chú ý của họ vào điều đó? Tại sao bạn lại xúc phạm tới thính giả qua việc gợi ý rằng bạn không cho là họ xứng đáng được sửa soạn và rằng chỉ cần bất cứ điều cũ rích nào tình cờ bạn có được trên lò sưởi cũng đủ tốt để phục vụ họ? Không. Không. Chúng tôi không muốn nghe lời bạn cáo lỗi. Chúng tôi có mặt nơi đây là để có thêm thông tin và để được thú vị, để được thú vị, xin bạn nhớ giùm điều đó.

Gợi tính hiếu kỳ

Đây là phần mở đầu mà Howell Healy đã sử dụng trong bài diễn văn trình bày tại Câu lạc bộ Điền kinh Penn, Philadelphia. Bạn thích nó không? Nó có làm bạn quan tâm ngay không?

Tám mươi hai năm trước đây, và cũng vào khoảng này trong năm, tại Luân Đôn người ta xuất bản một tập sách nhỏ, một câu chuyện, vốn được tính để trở thành bất hủ. Nhiều người gọi nó là: “Cuốn sách nhỏ vĩ đại nhất thế giới.” Khi nó xuất hiện lần đầu tiên, các bạn bè gặp nhau ở khu buôn bán Strand hoặc Pall, đã nêu câu hỏi này: “Bạn đọc nó chưa?” Câu trả lời lúc nào cũng là: “Rồi, xin Chúa chúc lành cho ông ta, tôi đọc rồi.”

Ngày nó được xuất bản hàng ngàn cuốn và được bán ra. Trong vòng nửa tháng, mười lăm ngàn cuốn đã được tiêu thụ. Kể từ đó vô vàn số xuất bản đã được tung ra thị trường, và cuốn sách được dịch sang mọi thứ tiếng dưới bầu trời này. Vài năm trước đây J. P. Morgan mua bản gốc với một khoản tiền kếch xủ; giờ đây, nó an nghỉ giữa những kho báu vô giá của ông ta ở phòng trưng bày mỹ thuật tráng lệ tại thành phố New York mà ông gọi là thư viện của mình.

Cuốn sách nổi tiếng ấy là gì? Bài Ca Giáng Sinh của Dickens.

Bạn có cho rằng đó là một bài nói chuyện thành công không? Nó có cuốn hút sự chú ý của bạn, và tăng thêm hứng thú của bạn khi nó diễn tiến không? Tại sao? Sao lại không vì nó gợi tính hiếu kỳ của bạn, làm cho bạn hồi hộp?

Tính hiếu kỳ! Ai mà chẳng chịu ảnh hưởng của nó?

Tôi đã thấy chim chóc trong rừng bay lờn vờn một lúc do hiếu kỳ muốn quan sát tôi. Tôi quen biết một bác thợ săn ở vùng thượng du vùng Alps. Ông ta thường nhử Sơn dương bằng cách khoác lên người một tấm khăn trải giường rồi bò loanh quanh để khơi động tính hiếu kỳ của chúng. Chó, mèo con và mọi loài động vật, kể cả con người đều có tính hiếu kỳ.

Do vậy hãy khơi động tính hiếu kỳ của thính giả bằng câu đầu tiên của bạn, và thế là bạn giành được sự chú ý quan tâm của họ.

Tác giả có thói quen bắt đầu bài thuyết trình của mình về những cuộc phiêu lưu của Đại tá Thomas Lawrence ở Ả Rập như sau:

Lloyd George nói rằng ông ta xem Đại tá Lawrence như một trong những nhân vật lãng mạn và ấn tượng nhất của mọi thời đại.

Phần mở đó có hai lợi điểm. Trước tiên, lời trích từ một con người xuất chúng luôn mang nhiều giá trị thu hút sự chú ý. Thứ đến, nó khơi dậy tính hiếu kỳ: “Tại sao lãng mạn?” là một thắc mắc rất tự nhiên, và “tại sao ấn tượng?” “Trước đây tôi chưa bao giờ nghe nói về ông ta … Ông ta đã làm gì?”

Lowell Thomas bắt đầu bài diễn thuyết của mình về Đại tá Thomas Lawrence bằng những lời này:

Một ngày nọ tôi đang đi dọc theo đường Christian ở Jerusalem bỗng tôi gặp một người đàn ông bận áo choàng lộng lẫy cxua3 một vị vua chuyên quyền phương Đông; và, bên hông ông ta lủng lẳng một thanh kiếm cong bằng vàng mà chỉ con cháu của tiên tri Mohammed mới được mang. Nhưng người này chẳng có dáng vẻ gì là một người Ả Rập cả. Ông ta có mắt xanh; trong khi mắt người Ả Rập luôn luôn đen hoặc nâu.

Lời phát biểu đó khêu gợi tính tò mò của bạn, phải không? Bạn muốn nghe thêm. Ông ta là ai? Tại sao ông ta lại làm ra vẻ là một người Ả Rập? Ông ta đã làm gì? Chuyện gì đã xảy ra cho ông ta?

Học viên khai mào bài diễn thuyết của mình bằng câu hỏi này:

Quý vị có biết rằng nạn nô lệ hiện tồn tại trong mười bảy quốc gia trên thế giới ngày nay không? Không chỉ khơi dậy tính hiếu kỳ, nhưng bên cạnh đó, ông ta còn làm cho thính giả phải sửng sờ. “Nô lệ? Ngày nay? Mười bảy quốc gia? Có vẻ không thể tin được. Quốc gia nào? Những quốc gia này ở đâu?”

Người ta thường có thể khơi gợi sự chú ý bằng cách bắt đầu với một hậu quả, và làm cho thính giả mong mỏi nghe nguyên nhân. Ví dụ, một học viên bắt đầu bằng một lời phát biểu đầy ấn tượng sau đây:

Một thành viên của một trong các cơ quan lập pháp của chúng ta mới đây đã đứng dậy trong cuộc họp của cơ quan lập pháp và đề nghị thông qua một luật cấm nòng nọc trở thành ếch trong phạm vi hai dặm của bất cứ ngôi trường nào.

Bạn mỉm cười? Diễn giả đang đùa sao? Ngớ ngẩn quá đi. Chuyện đó có xảy ra được không? … Được chứ. Diễn giả tiếp tục giải thích.

Một bài viết trong tờ Bưu điện Chiều thứ Bảy, có tựa là “Với bọn Côn đồ,” đã bắt đầu:

Bọn côn đồ thực sự có tổ chức không? Theo thông lệ thì chúng có. Thế nào?…

Với vỏn vẹn mười bảy chữ, bạn thấy đấy, tác giả của bài báo đã thông báo đề tài của mình, đã nói cho bạn đôi chút về nó, và khơi gợi tính hiếu kỳ của bạn muốn biết bọn côn đồ được tổ chức ra sao. Rất đáng khen. Mọi khát khao diễn thuyết trước công chúng đều phải nghiên cứu kỹ thuật mà người viết bài cho các tạp chí áp dụng để thu hút sự quan tâm tức thời của độc giả. Từ họ, bạn có thể học cách mở đầu một bài diễn văn nhiều hơn là từ việc nghiên cứu những bộ sưu tầm các bài diễn thuyết in sẵn.

Tại sao không bắt đầu bằng một câu chuyện?

Chúng ta đặc biệt thích nghe một diễn giả kể những chuyện từ kinh nghiệm của chính họ. Russell E. Conwell đã diễn thuyết bài, “Mỏ kim cương” trên sáu ngàn lần, và ông đã nhận được bạc triều nhờ bài diễn văn đó. Vậy bài diễn văn được hâm mộ một cách phi thường này bắt đầu ra sao?

Vào năm 1870 chúng tôi đi xuống dòng sông Tigis. Chúng ta đã mướn một người dẫn đường tại Bagdad để đưa chúng tôi đi xem Persepolis, Nineveh, và Babylon…

Ông ta đã khởi sự - bằng một câu chuyện. Đó là cái cuốn hút sự chú ý. Loại mở đầu như thế hầu như dù ai kém cỡ nào cũng đều hiểu được. Nó khó có thể thất bại. Nó chuyển động. Nó diễu hành. Chúng ta muốn theo. Chúng ta muốn biết chuyện gì sắp xảy ra.

Mở đầu bằng một câu chuyện được dùng để khai mào chương III của cuốn sách này.

Đây là hai câu mở đầu lấy từ hai câu chuyện xuất hiện trong cùng số của tờ Bưu điện Chiều thứ Bảy:

1. Tiếng súng lục chát chúa xé tan sự tĩnh mịch.

2. Một sự cố, bản thân nó rất tầm thường nhưng những hậu quả khả dĩ của nó lại không tầm thường chút nào, đã xảy ra tại Khách sạn Montview, Denver, trong tuần đầu tháng Bảy. Nó khơi dậy sự hiếu kỳ của ông Bgoebel, giám đốc thường trực, một cách mạnh mẽ đến độ ông ta đã phải chuyển giao cho Steve Faraday, chủ Khách sạn Montview và nửa tá khách sạn Faraday khác nữa, khi Steve thực hiện chuyến viếng thăm thường kỳ vài hôm sau đó trong dịp thanh tra giữa mùa hè.

Hãy lưu ý rằng những mở đầu này có tác dụng. Chúng khởi động một cái gì đó. Chúng khêu gợi tính hiếu kỳ của bạn. Bạn muốn đọc tiếp; bạn muốn biết thêm; bạn muốn tìm hiểu xem nó nói về những gì.

Ngay cả diễn giả mới vào nghề ít kinh nghiệm thường cũng có thể đạt được một mở bài thành công nếu người đó áp dũng kỹ thuật kể chuyện và khơi dậy tính hiếu kỳ.

Bắt đầu bằng một minh họa rõ ràng

Đối với thính giả trung bình thật khó khăn và căng thẳng theo dõi những lời phát biểu trừu tượng quá lâu. Họ lắng nghe các minh họa thì dễ hơn nhiều. Thế thì, tại sao bạn không bắt đầu bằng một minh họa? Tôi biết thật khó làm cho các diễn giả thực hiện điều đó. Tôi đã cố sức. Một phần họ cảm thấy rằng họ trước hết họ phải đưa ra đôi ba lời phát biểu tổng quát đã. Chớ làm thế. Hãy mở đầu bằng các minh họa, hãy khơi dậy mối quan tâm, rồi mới tiếp bằng những nhận định tổng quát. Nếu bạn muốn có một ví dụ về kỹ thuật này, xin bạn vui lòng lật lại phần mở của chương Sáu.

Kỹ thuật nào đã được sử dụng để mở đầu chương mà bạn đang đọc?

Hãy sử dụng một tang vật

Có lẽ cách thu hút chú ý tốt nhất trên đời là đưa một vật gì đó lên cho người ta nhìn. Ngay cả người man dị, người dại khờ, trẻ nhỏ còn trong nôi, những chú khỉ trong chuồng và những chú chó trên đường phố cũng đều để ý tới loại kích thích đó. Đôi khi nó có thể được sử dụng rất hiệu quả trước thính giả đáng trân trọng nhất. Ví dụ, S. S. Ellis, ở Philadelphia, đã khai mào một trong những bài diễn văn của mình bằng cách cầm một đồng tiền giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, và giơ cao bên trên vai. Đương nhiên mọi người đều nhìn vào đồng tiền đó. Thế rồi, ông cất tiếng hỏi: “Quý vị ở đây có ai đã từng thấy một đồng tiền như vầy trên vỉa hè không? Nó báo cho biết rằng người may mắn tìm thấy nó sẽ được tặng một lô đất miễn phí trong một chương trình phát triển bất động sản nào đó. Người đó chỉ cần gọi và đưa đồng tiền này ra…” Rồi ông Ellis tiếp tục kết án những tập tục sai lạc và phi đạo đức có liên quan.

Hãy hỏi một câu hỏi

Phần mở của ông Ellis còn có một đặc điểm đáng khen nữa. Nó bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi khiến thính giả phải suy nghĩ và cùng hợp tác với diễn giả. Bạn nên lưu ý rằng bài viết về những tên côn đồ trong tạp chí Bưu điện Chiều thứ Bảy khai mào bằng hai câu hỏi trong ba câu đầu tiên: “Bọn côn đồ thực sự có tổ chức không?… Thế nào?” Việc sử dụng bí quyết nêu câu hỏi này thực sự là một trong những cách thức đơn giản nhất và bảo đảm nhất để mở khóa tâm trí thính giả bạn và giúp bạn đi vào đề. Khi các công cụ khác tỏ ra là vô dụng, bạn luôn có thể dùng đến cách thức này.

Tại sao không bắt đầu bằng một câu hỏi từ một nhân vật nổi tiếng nào đó

Những lời nói của một nhân vật xuất chúng luôn có sức thu hút; do đó một lời trích dẫn phù hợp là một trong những cách thức tốt nhất để khai mào một bài diễn thuyết. Bạn có thích phần mở sau đây của một bài thảo luận về Thành công trong Kinh doanh không?

“Thế giới tặng những giải thưởng lớn cả bằng tiền cũng như bằng danh dự chỉ cho một điều duy nhất,” Elbert Hubbard nói. “Và đó là sáng kiến. Vậy sáng kiến là gì? Tôi xin trình bày cho quý vị: sáng kiến là làm điều đúng mà không cần ai phải bảo mình làm.”

Xét về mặt là một mở bài, phần mở trên đây có vài nét đáng ca ngợi. Câu đầu tiên khêu gợi tính hiếu kỳ; nó lôi cuốn chúng ta và làm cho chúng ta muốn nghe thêm nữa. Nếu diễn giả khôn khéo ngừng tạm sau những từ, “Elbert Hubbard,” nó sẽ tạo nên cảm giác hồi hộp chờ đợi. Chúng ta sẽ thắc mắc, “Thế giới tặng những giải thưởng lớn cho cái gì?” Mau lên. Nói cho chúng ta nghe đi. Có lẽ chúng tôi chẳng đồng tình với ông đâu, nhưng dù sao cũng cứ cho chúng tôi biết ý kiến của ông … Câu thứ hai đưa chúng ta vào ngay trọng tâm của đề tài. Câu thứ ba, một câu hỏi, mời gọi thính giả tham gia cuộc thảo luận, suy nghĩ, và làm một điều gì đó. Và thính giả thích làm những điều đó biết bao. Họ rất thích! Câu thứ tư định nghĩa từ sáng kiến… Sau phần mở này, diễn giả đã bắt đầu một câu chuyện thú vị để minh họa cho phẩm chất đó. Còn về mặt cấu trúc, Moody có lẽ đã xếp bài diễn thuyết đó vào loại xuất sắc.

Hãy nối kết chủ đề của bạn với những mối quan tâm chính của thính giả

Hãy bắt đầu bằng cách đi thẳng vào những mối quan tâm riêng của thính giả. Đó là một trong những cách mở đầu tốt nhất. Chắc chắn nó sẽ thu hút được sự chú ý. Chúng ta đều hết sức quan tâm tới những điều đụng chạm đến chúng ta.

Đó cũng chỉ là chuyện thường tình, phải không? Thế nhưng công dụng của nó lại rất kỳ lạ. Ví dụ, tôi đã nghe một diễn giả bắt đầu nói về sự cần thiết của việc khám sức khỏe định kỳ. Ông ta đã khởi đầu ra sao? Bằng cách nói về lịch sử của viện Nghiên cứu tăng tuổi thọ, về cách nó được tổ chức và cung cấp dịch vụ nào. Thật ngớ ngẩn! Thính giả của chúng ta chẳng hề có mảy may quan tâm gì tới một công ty nào đó được thành lập ở đâu đó; nhưng họ quả là lúc nào cũng quan tâm tới chính họ.

Tại sao không tái sắp xếp dữ kiện cơ bản đó? Tại sao không trình bày là công ty đó cũng đáng cho họ quan tâm biết bao? Tại sao lại không bắt đầu bằng một cái gì giống thế? “Quý vị có biết là mình có thể hy vọng sống được bao lâu dựa theo những bảng bảo hiểm nhân thọ không? Tuổi thọ của quý vị, theo các nhà thống kê bảo hiểm mô tả, thì bằng hai phần ba khoảng thời gian giữa tuổi hiện nay của quý vị và tám mươi tuổi. Ví dụ, nếu bây giờ quý vị ba mươi lăm, thì hiệu số giữa tuổi hiện giờ của quý vị và tám mươi sẽ là bốn mươi lăm; bạn có thể mong đợi sống tới hai phần ba khoảng thời gian đó, hoặc ba chục năm nữa… Như thế có đủ không? Không, không, tất cả chúng ta đều ham sống lâu hơn. Tuy nhiên, những bảng thống kê đó dựa trên hàng triệu hồ sơ. Liệu quý vị và tôi có hy vọng vượt xa hơn không? Có chứ, với sự thận trọng đúng đắn, chúng ta có thể; nhưng bước đầu tiên là phải khám sức khỏe tổng quát…”

Sau đó, nếu chúng ta giải thích chi tiết tại sao khám sức khỏe định kỳ là cần thiết, thính giả sẽ quan tâm tới một công ty nào đó được thành lập để cung cấp dịch vụ này. Nhưng nếu khi khởi sự chúng ta lại nói về công ty đó một cách chằng liên quan đến riêng ai, thì quả là thảm họa! Quả là chết người!

Tôi xin nêu thêm một ví dụ nữa: tôi đã nghe một học viên bắt đầu diễn thuyết về nhu cầu cấp bách phải bảo tồn rừng của chúng ta. Anh ta mở đầu như sau: “Chúng ta là người Mỹ, phải hãnh diễn về các nguồn tài nguyên quốc gia của chúng ta …” Từ câu nói đó, anh ta tiếp tục cho thấy rằng chúng ta đang phí phạm gỗ với một tốc độ đáng xấu hổ và không thể bào chữa được. Nhưng phần mở thì dở vì nó quá tổng quát, quá mơ hồ. Anh ta đã không làm cho đề tài của mình có vẻ thiết yếu đối với chúng ta. Có một người thợ in trong số thính giả. Việc phá rừng có nghĩa là một cái gì đó rất thực tế đối với công việc làm ăn của ông ta. Có một ông chủ ngân hàng; nó sẽ tác động tới ông ta vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng chung của chúng ta … và vân vân. Thế thì, tại sao không bắt đầu bằng cách nói: “Đề tài tôi sắp trình bày sẽ tác động đến công việc làm ăn của ông, thưa ông Appleby; và của ông nữa, thưa ông Saul. Quả thật, trong một chừng mực nào đó, nó sẽ ảnh hưởng tới giá cả thực phẩm và tiền thuê mướn. Nó đụng chạm tới hạnh phúc và sự thịnh vượng của tất cả chúng ta.”

Như thế chúng ta có quá phóng đại tầm quan trọng của việc bảo tồn rừng không? Không, tôi nghĩ là không. Cứ việc tuân lệnh của Elbert Hubbard để “vẽ bức tranh cho thật lớn và nêu vấn đề một cách tất yếu theo một sự chú ý.”

Sức chú ý của những sự kiện gây sửng sốt

S. S. McClure, người thành lập một tạp chí xuất bản định kỳ quan trọng, đã nói: “Một bài báo hay chính là một chuỗi những sự sửng sốt.” Chúng kéo chúng ta ra khỏi những mộng tưởng hão huyền; chúng nắm bắt, chúng đòi hỏi sự chú ý. Đây là một vài minh họa: ông N. D. Ballantine, ở Baltimore, đã khởi đầu bài diễn văn về Những điều Diệu kỳ của Sóng Vô tuyến bằng lời phát biểu này:

Bạn có nhận ra rằng âm thanh của một chú ruồi bước đi trên khung kính ở New York có thể được phát đi bằng sóng vô tuyến va làm kêu vang ở Trung Phi tựa như những ngọn thác Niagara không?

Ông Harry G. Jones, chủ tich công ty Harry G. Jones, thuộc thành phố New York, đã bắt đầu bài diễn thuyết về Tình hình Tội phạm bằng những lời lẽ sau đây: “Việc thi hành luật tội phạm của chúng ta,” William Howard Taft, Chánh án Tối cao Pháp viện của Mỹ lúc đó, đã tuyên bố, “quả là một điều nhục nhã cho nền văn minh.”

Phần mở đó có lợi điểm kép không chỉ là một phần mở gây sửng sốt, nhưng lời khẳng định gây sững sờ đó lại được trích dẫn từ một người có thẩm quyền về luật.

Paul Gibbons, cựu chủ tịch câu lạc bộ Optimist ở Philadelphia, đã mở đầu bài diễn văng về Tội phạm bằng những lời khẳng định hấp dẫn này:

Người Mỹ là những tên tội phạm tồi tệ nhất trên thế giới. Cho dù điều khẳng định này gây kinh hoàng, nhưng nó là sự thật. Cleveland, Ohio có những vụ giết những nhiều gấp sáu lần toàn bộ Luân Đôn. Theo cư dân địa phương, các vụ cướp bóc ở Cleveladn nhiều gấp một trăm bảy mươi lần so với ở Luân Đôn. Hằng năm số người bị cướp hoặc bị đe dọa cướp ở Cleveland vẫn cao hơn toàn bộ nước Anh, Scotland và Wales cộng lại. Hằng năm số người bị ám sát ở sáng tạo. Louis vẫn cao hơn ở nước Anh và Wales. Số vụ giết người tại thành phố New York nhiều hơn trên toàn nước Pháp hoặc nước Đức hoặc nước Ý hoặc các đảo nhỏ của Anh. Sự thật đau buồn của vấn nạn này chính là kẻ tội phạm không hề bị trừng trị. Giả như quý vị phạm tội sát nhân, thì cơ hội mười mươi là quý vị sẽ chẳng bao giờ bị truy tố về tội đó cả. Là một công dân đang sống bình ổn, quý vị sẽ có khả năng chết vì ung thư nhiều gấp mười lần quý vị có thể bị treo cổ nếu quý vị bắn chết một người.

Mở bài đó đã thành công, vì Gibbons đã đem sức mạnh và tính nghiêm trọng vào ngôn từ của ông. Chúng sống động. Chúng hô hấp. Tuy nhiên, tôi cũng nghe nói có các học viên khởi đầu bài diễn thuyết của mình về tình hình tội phạm cũng dùng những minh họa tương tự; thế nhưng phần mở của họ lại rất tầm thường. Tại sao? Từ ngữ. Từ ngũ. Từ ngữ. Nghệ thuật cấu trúc câu cú của họ thì tuyệt hảo, nhưng hồn của họ lại là một con số không. Phong cách của họ đã vô hiệu hóa và làm hỏng tất cả những gì họ phát biểu.

Giá trị của mở bài có vẻ ngẫu nhiên

Bạn thích mở bài sau đây cỡ nào, và tại sao? Mary E. Richmond diễn thuyết tại cuộc họp hàng năm của Liên đoàn Cử tri Nữ thuộc thành phố New York trong những ngày trước khui ban hành pháp luật chống nạn tảo hôn:

Hôm qua, khi xe lửa chạy ngang một thành phố cách đây chẳng bao xa, tôi có dịp nhớ lại một cuộc kết hôn xảy ra ở đó vài năm trước. Do nhiều cuộc hôn nhân khác trong bang đều hối hả và thê thảm như cuộc hôn nhân này, nên tôi sẽ bắt đầu những gì mà hôm nay tôi phải nói bằng một số chi tiết của trường hợp cá biệt này.

Hôm đó là ngày 12 tháng Chạp, một nữ sin trung học tuổi mươi lăm trong thành phố này lần đầu tiên gặp một chàng sinh viên năm thứ ba thuộc một trường đại học gần đó. Anh chàng vừa tới tuổi trưởng thành. Vào ngày 15 tháng Chạp, chỉ ba ngày sau đó, họ đã kiếm được giấy chứng nhận kết hôn qua việc đã thề rằng cô gái đã mười tám và do đó được miễn yêu cầu phải có sự đồng thuận của cha mẹ. Sau khi rời văn phòng của viên chức thành phố với giấy chứng nhận trên tay, họ liền đến đăng ký nơi một vị linh mục (cô gái là người Công giáo), nhưng vị linh mục hoàn toàn từ chối không làm phép cưới cho họ. Không biết sao, có lẽ là quy vị linh mục này, bà mẹ của cô bé hay tin về vụ kết hôn dã mưu toan như vậy. Tuy nhiên, trước khi bà mẹ có thể tìm thấy con của mình, một thẩm phán hòa giải đã liên kết cặp trai trẻ đó. Sau đó chú rể đã đưa cô dâu tới một khách sạn. Họ đã ở lại đó hai ngày hai đêm và khi hết thời gian đó chàng đã bỏ nàng và chẳng bao giờ sống với nàng nữa.

Bản thân tôi rất thích phần mở đó. Ngay câu đầu đã hay rồi. Nó dự báo một sự hồi tưởng thú vị. Chúng ta muốn nghe chi tiết. Chúng ta thoải mái ngồi xuống để nghe một câu chuyện hào hứng. Thêm vào đó, nó có vẻ rất ngạc nhiên. Nó chẳng có vẻ nghiên cứu, chẳng hình thức, chẳng có mùi đèn sách… “Hôm qua, khi xe lửa chạy ngang một thành phố cách đây chẳng bao xa, tôi có dịp nhớ lại một cuộc kết hôn xảy ra ở đó vài năm trước đây.” Nghe bộ tự nhiên, tự phát, và nhân bản. Nghe có vẻ như một người kể một câu chuyện thú vị cho một người. Thính giả thích cái đó. Nhưng thính giả lại rất có thể khựng lại trước một cái gì quá cầu kỳ, một cái gì sặc mùi chuẩn bị với một sự cố ý phạm tội. Chúng ta muốn một thứ nghệ thuật che đậy nghệ thuật.

Tóm lược

1. Phần mở của một bài diễn văn thì khó. Nó cũng hết sức quan trọng, vì tâm trí của thính giả lúc đó còn rất tỉnh táo và tương đối gây ấn tượng. Tầm quan trọng của nó quá lớn không thể để mặc cho may rủi; nó cần phải được thận trọng hoạch định trước.

2. Phần mở phải vắn tắt, chỉ một hoặc hai câu. Thường nó cũng có thể được bỏ qua. Hãy đi thẳng vào trọng tâm của chủ đề với số từ tối thiểu. Không ai phản đối điều đó.

3. Các diễn giả tập sự có xu hướng bắt đầu hoặc bằng cách cố kể một câu chuyện khôi hài hoặc đưa ra một lời kiếu lỗi. Cả hai cách đó thường là dở. Rất ít người – rất, rất, rất ít – có thể kể một giai thoại hài hước một cách thành công. Nỗ lực đó thường làm cho thính giả khó chịu hơn là mua vui cho họ. Các câu chuyện phải phù hợp, không kéo dài lê thê chỉ vì câu chuyện.Chuyện khôi hài chỉ nên là lớp kem trên chiếc bánh ngọt, chứ không phải chính cái bánh ngọt… Không bao giờ kiếu lỗi. Kiếu lỗi thường cũng chỉ là một sự xúc phạm thính giả; nó làm cho họ chán. Hãy đi thẳng vào những gì bạn phải nói, nói cho nhanh rồi an tọa.

4. Một diễn giả có thể chinh phục ngay được sự chú ý của thính giả bằng cách:

a. Gợi ý hiếu kỳ. (Minh họa: bài ca Giáng sinh của Dickens).

b. Kể một câu chuyện hấp dẫn. (Minh họa: bài diễn thuyết “Mỏ Kim Cương”.)

c. Bắt đầu bằng một minh họa rõ ràng. (Xem phần mở của chương Sáu của cuốn sách này).

d. Sự dụng một tang vật. (Minh họa: đồng tiền cho phép người tìm thấy nó được một lô đất miễn phí).

e. Nêu một câu hỏi. (Minh họa: “Quý vị ở đây có ai đã từng thấy một đồng tiền như vầy trên vỉa hè không?”).

f. Khai mào bài diễn văn bằng một lời trích hấp dẫn. (Minh họa: Elbert Hubbard nói về giá trị của Sáng kiến).

g. Nêu cho thấy chủ đề tác động tới mối quan tâm chính của thính giả. (Minh họa: “Tuổi thọ của quý vị thì bằng hai phần ba khoảng thời gian của hiệu số giữa tuổi hiện nay của quý vị và tám mươi tuổi. Quý vị có thể tăng tuổi thọ bằng cách khám sức khỏe định kỳ,” vân vân).

h. Khai mào bằng những dữ kiện gây sửng sốt. (Minh họa: “Người Mỹ là những tên tội phạm tồi tệ nhất trong thế giới văn minh”).

5. Đừng làm cho phần mở của bạn trở nên quá hình thức. Đừng quá gò ép. Hãy tạo cho no vẻ uyển chuyển, ngẫu nhiên và tất yếu. Bạn có thể làm được việc này bằng cách đề cập tới một cái gì đó mới xảy ra, hoặc một cái gì mới được nói tới. (Minh họa: “Hôm qua, khi xe lửa chạy ngang một thành phố cách đây chằng bao xa, tôi có dịp nhớ lại…”).

Không có nhận xét nào: