CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI BLOG PVM

"Cuộc đời hôn lên tôi bằng nỗi đau thương và buộc tôi phải đáp lại bằng lời ca tiếng hát" R. TAGORE


Trang đồng tác giả:
http://www.phantichkinhte123.com



Email của PVM:
minhphamvan2008@gmail.com
PHẠM VĂN MINH

19 thg 2, 2012

PHÁT TRIỂN LÒNG TỰ TIN VÀ TẠO ẢNH HƯỞNG BẰNG DIỄN THUYẾT (Kỳ 13)


Chương 9. CÁCH KẾT THÚC BÀI NÓI CHUYỆN

Bạn muốn biết trong những phần nào của bài diễn văn mà bạn có khả năng biểu lộ rõ ràng nhất sự thiếu kinh nghiệm hoặc sự điêu luyện, sự vụng về hoặc sự thiếu điệu nghệ của bạn không? Chính là trong phần mở và phần kết. Có một câu tục ngữ trong môi trường kịch nghệ, tất nhiên là nói tới các diễn viện, như sau: “Chỉ cần xem họ ra vào là chúng ta biết được họ.”

Phần mở và phần kết! Chúng là những việc cam go nhất trong hầu như bất cứ hoạt động nào đòi hỏi phải khéo léo mới đạt đích. Ví dụ, tại một nghi lễ mang tính xã hội, những việc làm cam go nhất chẳng phải là lễ nhậm chức và lễ tiễn đưa thật trang nhã đó sao? Trong một cuộc phỏng vấn doanh nghiệp, những nhiệm vụ khó khăn nhất chẳng phải là cách tiếp cận thắng lợi và sự kết thúc thành công đó sao?

Kết thực sự là điểm mang tính chiến lược nhất trong một bài diễn văn; những gì mà một người nói cuối cùng, những từ cuối cùng để lại âm vang nơi tai người nghe khi người đó kết thúc – rất có thể được nhớ lâu nhất. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu hiếm khi nào hiểu rõ tầm quan trọng của lợi thế này. Phần kết của họ thường còn nhiều thiếu sót.

Lỗi phổ biến nhất của họ là gì? Chúng ta hãy cùng thảo luận một vài lỗi và tìm ra một số giải pháp.

Trước tiên, có người kết thúc như sau: “Đó là tất cả những gì tôi phải nói về vấn đề; do vậy, tôi cho rằng tôi có thể chấm dứt.”

Đó không phải là một phần kết. Đó là một lỗi lầm. Nó nặng mùi nghiệp dư. Nó hầu như không thể tha thứ được. Nếu đó là tất cả những gì bạn phải nói, vậy tại sao bạn không gọt giũa bài diễn văn của bạn cho gọn lại, rồi ngồi ngay xuống và ngừng nói luôn đi chứ đâu cần phải dạm trước. Bạn cứ làm thế đi, và việc kết luận rằng đó là tất cả những gì bạn phải nói, thì chắc ăn và đúng điệu, bạn hãy dành cho sự sáng suốt của thính giả nhận định.

Rồi lại có một diễn giả khác cũng nói tất cả những gì ông ta phải phát biểu nhưng lại chẳng biết kết thúc ra sao. Tôi cho là chính Josh Billings đã khuyên người ta bắt bò mộng bằng cái đuôi của nó thay vì bằng sừng, vì khi thả ra sẽ dễ hơn. Diễn giả này đã bắt bó bằng toàn bộ phần đầu của nó và giờ đây muốn thả nó ra, thì dù cố sức cỡ nào, anh ta cũng chẳng thể đến gần một hàng rào hay một cái cây thuận lợi. Do vậy, rốt cuộc anh ta vùng vẫy mãi trong một vòng tròn, lòng vòng mãi mà chẳng thoát ra khỏi nơi đó và đành để lại một ấn tượng không mấy tốt đẹp…

Giải pháp? Kết bài phải được hoạch định vào một lúc nào đó, phải không nào? Bạn thử nghĩ coi người khôn có nên để công việc đó cho mãi tới khi đang đối mặt với thính giả, trong lúc bạn đang chịu áp lực căng thẳng của việc diễn thuyết, trong lúc tâm trí của bạn phải chăm chú vào những gì bạn đang phát biểu không? Hoặc theo lẽ thường bạn nên làm công việc đó một cách lặng lẽ, bình tĩnh và trước đó không?

Ngay cả những diễn giả thành đạt như Webster, Bright, Gladstone, đều cảm thấy cần ghi lại tất cả nhưng lại không học thuộc lòng chính xác các từ của phần kết.

Người bắt đầu, nếu theo sát các bước chân của các vị đó, sẽ khiếm khi phải lấy làm hồi tiếc. Anh ta phải biết thật chính xác mình sẽ kết thúc bằng những ý tưởng nào. Anh ta phải tập dợt phần kết vài ba lần, không nhất thiết mỗi lần dợt lại đều phải dùng những từ ngữ như nhau, nhưng cân nhắc ngôn từ cho thật rạch ròi.

Một bài diễn văn tùy ứng, trong quá trình phát biểu, đôi khi phải được thay đổi về nội dung, phải cắt xén nhằm đáp ứng những diễn tiến bất ngờ, hài hòa với các phản ứng của thính giả; do đó bạn nên khôn ngoan soạn trước hai hoặc ba phần kết. Nếu phần này không hợp, bạn có thể dùng phần khác thích hợp hơn.

Một số diễn giả không bao giờ chấm dứt được. Đang hành trình nửa đường, họ bắt đầu ấp a ấp úng chẳng nói lên lời giống như một đầu máy xe lửa khi cạn nhiên liệu; sau một vài cú lao tới đầy tuyệt vọng, họ đã phải đứng chựng lại vì chết máy. Tất nhiên, họ cần chuẩn bị tốt hơn, thực tập nhiều hơn – thêm xăng dầu vào bình.

Nhiều người tập sự đã kết thúc quá đột ngột. Phương pháp kết thúc của họ thiếu tính nhịp nhàng và tính chung cuộc. Nói đúng ra, họ không có phần kết; dơn thuần họ chỉ chấm dứt đột ngột theo kiểu nhát gừng. Ấn tượng mà họ để lại sẽ là khó chịu và thiếu thành thục. Nó cũng giống như một người mà bạn đang trò chuyện bỗng dưng căt đứt câu chuyện và lao ra khỏi phòng mà chẳng có lấy một lời cáo từ thanh nhã.

Ngay chính Lincoln đã phạm lỗi đó trong bản phác thảo đầu tiên của bài Diễn văn Nhậm chức lần thứ nhất. Bài diễn văn đó được trình bày vào một thời điểm căng thẳng. Những đám mây bão tố đen ngòm của tranh luận và thù ghét đang quyện trên đầu. Vài tuần lễ sau, cơn lốc mau me và tàn phá đã bùng phát khắp nước. Lincoln, phát biểu những lời kết thúc cho người dân miền Nam, đã dự tính kết thúc nhu sau:

Vấn đề quan trọng của cuộc nội chiến đang nằm trong tay quý vị, những người đồng hương bất mãn của tôi, chứ không phải trong tay tôi. Chính quyền sẽ không tấn công quý vị. Quý vị sẽ không thể có xung đột nếu chính quý vị không phải là những người gây hấn. Quý vị đẵ chẳng thề với trời để phá hoại chính quyền, trong khi đó tôi đã long trọng thề nguyền giữ gìn, bảo vệ và phòng thủ nó. Quý vị có thể chịu đựng cuộc tấn công nó. Tôi không thể tháo lui khỏi cuộc phòng thủ nó. Câu hỏi trang trọng này là dành cho quý vị chứ không phải cho tôi, “sẽ có hòa bình hay gươm giáo?”

Ông đã đưa bài diễn văn của mình cho viên thư ký Seward xem. Seward đã khéo nêu cho ông thấy phần kết thì quá thẳng thừng, quá cộc lốc và quá khiêu khích. Do vậy chính Seward viết phần kết; và thực sự ông đã viết hai bản. Lincoln chấp nhận một bản và ông đã sử dụng, sau khi chỉnh sửa chút ít, để thay vào ba câu chót trong phần mở mà từ đầu chính ông đã soạn. Kết quả là bài Diễn văn Nhậm chức lần thứ nhất của ông giờ đây đã mất đi tính cộc lốc đầy khiêu khích và đạt được đỉnh điểm của tình hữu nghị, của vẻ đẹp hoàn mỹ và tìa hùng biện mang sắc thi ca:

Tôi thật miễn cưỡng phải kết thúc. Chúng ta không là kẻ thù và là bạn bè của nhau. Chúng ta không được trở thành kẻ thù. Cho dù nỗi căm phẫn có phần căng thẳng, nhưng chúng ta không được để cho nó phá vỡ những ràng buộc tình cảm của chúng ta. Những dây đàn huyền bí của ký ức, trải dài từ mọi trận chiến và mọi nấm mộ của những người ái quốc tới mọi con tim và tổ ấm sống động trong khắp vùng đất rộng lớn này, sẽ vang lên một bản đồng ca Đoàn kết một khi lại được, như chắc chắn sẽ được, vị thiên sứ tốt lành hơn của bản chất chúng ta gảy lên.

Người mới bắt đầu có thể bày tỏ cảm giác phù hợp đối với phần kết một bài diễn văn như thế nào? Bằng những quy luật máy móc chăng?

Không. Giống như văn hóa, đây là điều quá tế nhị. Phần kết phải là vấn đề của cảm quan, và hầu như là của trực giác. Nếu diễn giả không thể có cảm giác khi nào phần kết được thực hiện một cách hài hòa và điệu nghệ, làm sao chính ông ta có thể hy vọng làm được điều đó?

Tuy nhiên, cảm giác này có thể được vun trồng; cảm nghiệm này có thể được phát triển một cách nào đó, nhờ vào việc nghiên cứu những cách thức mà các diễn giả tài năng đã sử dụng để đạt đích. Đây là một minh họa, phần kết của bài diễn văn do Hoàng tử xứ Wales đã trình bày trước câu lạc bộ Empire ở Toronto:

Kính thưa quý vị, tôi e rằng tôi đã thiếu dè dặt khi nói quá nhiều về chính mình. Nhưng tôi muốn nói cùng quý vị, khối thính giả đông đảo nhất mà tôi được vinh dự diễn thuyết tại Canada, những gì tôi cảm nghiệm về chức vụ của tôi và trách nhiệm mà nó kéo theo. Tôi chỉ có thể bảo đảm với quý vị rằng tôi sẽ luôn nỗ lực sống đúng với trách nhiệm lớn lao đó và xứng với sự tín nhiệm của quý vị.

Một người mù nghe bài diễn văn đó cũng có cảm giác là nó đã kết thúc. Nó không bị bỏ lửng trong khoảng không như sợi dây thừng lỏng lẻo. Nó không bỏ mặt tơi tả và lởm chởm. Nó được gọt giũa và hoàn tất.

Nhưng bộ sưu tầm những phần kết diễn văn sẽ không hoàn hảo nếu thiếu những giọng điệu hùng hồn và cung bậc du dương của phần kết bài Diễn văn Nhậm chức lần thứ hai của Lincoln. Bá tước Curzon, Hiệu trưởng Danh dự của Đại học Oxford, đã tuyên bố rằng bộ tuyển tập này nằm “trong số những vinh quang và kho báu của nhân loại… vàng tinh ròng nhất của tài hùng biện của con người, và hơn nữa, hầu như thuộc tài hùng biện mang tính siêu phàm.”

Tóm tắt các điểm chính

Cho dù chỉ là một bài diễn thuyết ngắn ba tới năm phút, diễn giả có thể đã đề cập tới 2 chi tiết đến độ khi kết thúc, th1inh giả vẫn hơi bị mơ hồ về tất cả những gì diễn giả đã trình bày. Rất có thể, giống như Iago nhận định: “Nhớ được nhiều điều nhưng chẳng có điều nào rõ rệt cả.”

Kêu gọi hành động

Phần kết bài diễn văn cần nói lên một điều gì đó có tính kêu gọi hành động. Diễn giả muốn một cái gì đó phải được thực hiện.

Một lời khen ngắn gọn và chân tình

Bang Pennsylvania vĩ đại phải đi đầu trong những thôi thúc của thời đại mới. Pennsylvania, nguồn sản xuất sắt và thép vĩ đại, cha đẻ của công ty xe lửa vĩ đại nhất thế giới, xếp hạng ba trong số các bang nông nghiệp của chúng ta – Pennsylvania là viên đá trụ của nhịp vòm thương mại của chúng ta. Triển vọng của nó lớn hơn bao giờ hết, cơ hội dẫn đầu của nó cũng sáng chói hơn bao giờ hết.

Bằng những lời lẽ này, Charles Schwab đã kết thúc bài diễn văn trước Hiệp hội Pennsylvani ở New York. Ông đã để lại nơi th1inh giả một cảm giác hài lòng, vui sướng và lạc quan. Đó là một cách kết thúc đáng khenl nhưng, để đạt hiệu quả, nó phải chân tình. Không nịnh nọt trắng trợn. Không phóng đại. Loại kết thúc này, nêu không tạo ấn tượng chân thực, sẽ tạo ấn tượng giả dối, rất giả dối. Và cũng y như một đồng bạc giả, chẳng một ai muốn sở hữu nó cả.

Một kết thúc khôi hài

George Cohan bảo: “Luôn để cho họ cười khi bạn chào tạm biệt.” Nếu bạn có khả năng làm được như thế, và mang nội dung như thế, thì quả là tốt đẹp biết bao! Nhưng bằng cách nào? Như Hamlet nói, đó chính là vấn đề. Mỗi người phải thể hiện điều đó theo cách riêng của mình.

Kết thúc bằng một đoạn thơ

Trong tất cả các phương pháp kết thúc, khi được thực hiện tốt, không phương pháp nào được hoan nghênh hơn một câu chuyện khôi hài hay trích dẫn một đoạn thơ. Quả thật, nếu bạn có thể kiếm được đoạn thơ phù hợp cho phần kết của bạn, thì quả là rất lý tưởng. Nó sẽ mang lại hương vị ngọt ngào và nét thẩm mỹ.

Ngài Harry Lauder đã kết thúc bài diễn văn của mình theo cách này:

Khi quý vị về nhà, một số người trong quý vị sẽ gửi bưu thiếp cho tôi. Nhưng tôi vẫn sẽ gửi cho quý vị một tấm dù quý vị không gừi cho tôi. Quý vị sẽ dễ dàng biết đó là của tôi gửi cho quý vị vì trên đó không có tem. (cười). Nhưng trên đó sẽ có một ít chữ, và những chữ đó như sau:

“Mùa đến rồi mùa lại đi,

Em biết, mọi sự đều héo tàn theo thời gian,

Nhưng có một thứ vẫn tươi nở như sương mai,

Đó là tình yêu và lòng yêu thương anh vẫn dành cho em.”

Mấy vần thơ nho nhỏ đó hợp với nhân cách của Harry Lauder, và tất nhiên nó cũng hợp với toàn bộ ý nghĩa của bài diễn văn của ông. Nhưng nếu một thành viên kiểu cách và thận trọng nào đó lại trưng dụng nó cho phần kết của một bài diễn thuyết trình trọng, thì hẳn nó buồn cười lắm.

Tạo đỉnh điểm

Tạo đỉnh điểm là cách thông thường để kết thúc một bài diễn văn. Nó thường khó sử dụng và cũng không phải là cách kết thúc dành cho mọi diễn giả hoặc mọi đề tài. Nhưng, nếu được thực hiện tốt, nó thật tuyệt vời. Nó leo lên tận đỉnh cao. Chúng ta có thể tìm được một minh họa hay về cách tạo đỉnh điểm trong phần kết của bài diễn văn đoạt giải nói về Philadelphia ở chương Ba.

Lincoln đã sử dụng đỉnh điểm khi soạn bài văn nói về thác Niagara. Hãy lưu ý cách thức ông đạt được một tác động tích lũy qua việc so sánh thời kỳ của nó với thời của Columbus, Đức Kitô, Moses, Adam, và vân vân:

Nó gợi lại quá khư bất tận. Khi Columbus lần đầu đặt chân lên lục địa này – khi Đức Kitô chịu khổ hình trên cây thập giá – khi Moses đưa dân Do Thái qua Biển Đỏ - hơn nữa, cả khi Adam được Tạo hóa dựng nên; khi đó, cũng như bây giờ, Niagara đã gầm reo. Những con mắt của loài khủng long tuyệt chủng mà xương của chúng phủ đầy những ngọn đồi của châu Mỹ đã nhìn chằm chằm vào Niagara, như mắt chúng ta ngày nay. Đồng thời với loài người đầu tiên, và xưa hơn con người đầu tiên, ngày nay Niagara vẫn mạnh mẽ và tươi mát như mười ngàn năm trước kia. Dòng họ ma mút và voi răng mấu đã khuất bóng từ lâu đến độ chỉ mình những mảnh xương khổng lồ của chúng đã đủ chứng thực rằng chúng đã sống, chằm chằm nhìn Niagara – rất, rất là lâu, không nghỉ dủ chỉ một giây, chẳng bao giờ khô cạn, chẳng bao giờ đóng băng, chẳng bao giờ ngủ và chăng bao giờ nghỉ.

Tóm lược

1. Phần kết của một bài diễn văn đúng là yếu tố mang tính chiến lược của nó. Nhửng gì được nói cuối cùng, rất có thể được nhớ lâu nhất.

2. Đừng kết thúc bằng câu: “Đó là tất cả những gì tôi phải nói về vấn đề này; do vậy, tôi cho rằng tôi sẽ chấm dứt.” Hãy ngừng nói, mà không cần nói tới việc ngừng nói.

3. Hãy hoạch định phần kết của bạn thật thận trọng như Webster, Bright và Gladstone đã làm. Hãy tập dược trước. Hãy nắm chắc những từ mà bạn dùng để kết thúc bài diễn văn. Hãy gọt giũa bai diễn văn của bạn. Đừng để nó nham nham nhở nhở hoặc đổ nát như một cục đá lởm chởm.

4. Bảy cách kết thúc gợi ý:

a. Tóm tắt, nói lại bằng cách khác, làm dàn ý vắn tắt những điểm chính mà bạn đã đề cập.

b. Kêu gọi hành động.

c. Chân tình khen thính giả.

d. Tạo tiếng cười.

e. Trích một câu thơ thích hợp.

f. Trưng dụng một trích dẫn từ Kinh thánh.

g. Tạo đỉnh cao.

5. Hãy tạo một kết thúc tốt và một mở đầu tốt; và làm cho chúng sát lại với nhau. Luôn ngừng lại trước khi thính giả muốn bạn làm điều đó. “Ngay sau đỉnh điểm hâm mộ là tới điểm chán ngán.”

Còn tiếp ...

Không có nhận xét nào: